Hao mòn và khả năng chịu hao mòn
Hao mòn là sự giảm đi khả năng chịu hao mòn nơi những chi tiết lắp ráp, thí dụ như trục quay, hay ở các dụng cụ thí dụ như mảnh dao cắt trở bể.
Khả năng chịu hao mòn được hiểu là phạm vi kích thước tối đa được phép hao mòn đến mức mà các chi tiết lắp ráp hay dụng cụ không bắt buộc phải thay thế. Nguyên nhân của hao mòn thí dụ như mài mòn, lão hóa và ăn mòn.
Sự hao mòn phát triển không đồng đều trong thời gian sử dụng (Hình 1). ở giai đoạn chạy rà (giai đoạn I) thì sự hao mòn lớn. Trong giai đoạn này ở các bộ phận quay xảy ra mài mòn lớp mặt nhám (nhấp nhô). Trong giai đoạn II, đổ thị hao mòn bắt đầu phẳng hơn. Sự mài rriòn bễ mặt của một chi tiết lắp ráp được làm nhẵn ở giai đoạn I ít hơn đáng kể. Gần cuối giai đoạn II sự hao mòn theo thời gian sẽ tăng lên trở lại.
Khi toàn bộ khả năng chịu hao mòn đã sử dụng hết, chi tiết lấp ráp hay dụng cụ phải thay mới, vì sau giai đoạn II của đổ thị sự hao mòn vượt lên hơn mức độ bình thường. Tác dụng của chi tiết lắp ráp hay quá trình cắt gọt với một dụng cụ như vậy không được bảo đảm.
Thời gian sử dụng chi tiết lắp ráp hay dụng cụ cho đến khi không còn khả năng chịu hao mòn được nữa gọi là thời gian sử dụng (Hình 1 và Hình 3).
Thí dụ: Hình 2 trình bầy đường biểu diễn hao mòn của lưỡi dao cắt gây ra với sự hao mòn của bề mặt, của miệng lõm và của cạnh. Khả năng chịu hao mòn mất đi 0,25 mm sau khi thực hiện 8000 m chiều dài phoi cắt.
Cũng nhưtrường hợp của các chi tiết lắp ráp riêng lẻ, những máy móc hay hệ thống thiết bị cũng có khả năng chịu hao mòn (Hình 3). Khả năng chịu hao mòn này sẵn sàng dành cho sử dụng vào lúc đưa vào vận hành sản xuất của máy hay thiết bị. Nếu khả năng chịu hao mòn này dùng hết, thì bắt buộc phải có bảo trì. Qua đó người ta lại có được một khả năng chịu hao mòn mới. Nếu được lắp vào máy một chi tiết lắp ráp đã nâng cấp (cải tiến), khả năng chịu hao mòn sẽ được mở rộng (Hình 4). Khi một mảnh cắt trở bề đã được tận dụng, người ta xoay mảnh cắt và như thế tạo ra khả năng chịu hao mòn mới. Trái lại nếu sử dụng mảnh cắt trở bể với lớp phủ chống mài mòn dày hơn, người ta sẽ có sẵn một khả năng chịu mài mòn lớn hơn. Theo quan điểm của kinh doanh thì khả năng chịu hao mòn tương xứng với thời gian khấu hao của bộ phận lắp ráp hoặc của máy.