1/ Công dụng mối ghép ren
- Mối ghép ren tam giác là loại ren thộng dụng nhất, có độ kín khít cao, thường được sử dụng trong các kết cấu ren vít, trong bu lông, êcu, các ống thủy lực, nút ren ở các van trượt.
- Mối ghép ren vuông và ren thang thường được dùng trong các cơ cấu truyền động như các vít me hành tinh, vít bàn dao của máy công cụ, vít nâng của máy, vít me cái của máy tiên ren, vít me tải, may ép, vít me trong êtô nguội…
- Mối ghép ren răng cưa thường dùng trong các cơ cấu chịu lực lớn theo một hướng như máy nén dạng cơ khí hay thủy lực, các loại kích …
- Mối ghép ren cung tròn thường được dùng trong các móc nối toa tàu, nối các đường ống nước lớn.
2/ Phân loại mối ghép ren
Căn cứ theo hình dạng prôfin thì ren được phân chia làm nhiều loại: ren tam giác, ren vuông, ren thang, ren răng cưa, ren cung tròn, ren bán nguyêt, ren định vị, ren góc vuông.., được thể hiên ở (hình 2.1).
- Căn cứ theo vị trí thì ren được chia làm hai loại: ren ngoài và ren trong.
- Căn cứ theo hướng xoắn thì ren được chia làm hai loại: ren phải và ren trái, như (hình 2.2) thể hiên. Đặt đứng bulông, ren từ trái qua phải lên cao dần, là phải (đai ốc vặn vào theo chiều kim đồng hổ), ren từ phải qua trái cao dần, tức là ren trái (đai ốc vặn vào ngược chiều kim đồng hổ).
- Căn cứ theo số đầu mối thì ren được chia làm hai loại: ren một đầu mối và ren nhiều đầu mối. Ngoài ren thường dùng ra người ta còn phân loại theo bề mặt và theo công dụng:
- Căn cứ theo hình dạng bề mặt thì ren được chia làm hai loại: ren trụ và ren côn.
- Căn cứ theo công dụng thì ren được chia làm ba loại: ren lắp siết, ren truyền động và ren chuyên dùng.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn thì ren được chia làm hai loại: ren tiêu chuẩn và ren không tiêu chuẩn.
- Theo hệ thống ren thì ren được chia làm ba loại: ren hệ mét, ren hệ anh và ren ống (trụ), được thể hiên ở (hình 2.3).
3/ Khắc phục mối ghép ren bị hư hỏng
3.1/ Các dạng hư hỏng ở mối ghép ren
- Mòn profin ren theo đường kính trung bình
- Giảm diên tích bề mặt làm việc của ren (vì mòn).
- Thân bulông bị giãn vì biến dạng dẻo.
- Thân bulông hoặc vít cấy bị uốn hoặc bị đứt.
- Các vòng ren bị cắt đứt do lực kéo hoặc nén dọc trục tăng đột ngột.
3.1/ Các biện pháp sửa chữa các loại hư hỏng
Ren bị mòn đứt hoặc mẻ trên bu lông hoặc trục có ren.
- Tiên hết ren cũ rồi cắt ren mới có kích thước nhỏ hơn, lúc này phải thay thế đai ốc mới. Nếu ren cũ đã được tôi cứng thì trước khi tiên cần ủ.
- Nếu không cho phép giảm kích thước ren thì phục hồi bằng cách hàn đắp hoặc mạ kim loại hoặc gia công cơ.
Ren bị mòn đứt, vỡ hay mẻ, ở trong lỗ(trong thân chi tiết máy).
- Sửa tớikích thước sửa chữa bằng cách tiên, khoan hoặc khoét hết ren cũ rồi làm lại ren mới có kích thước lớn hơn lúc này phải thay bu lông hoặc vít cấy.
- Để sửa chữa tạm mối ghép ren trong trường hợp phức tạp ta có thể làm bu lông hoặc vít cấy hơi nhỉnh hơn lỗ cũ để lắp với lỗ ren mòn. Khi có dịp thuận lợi phải sửa chữa chính thức ngay.
- Trong tường hợp lỗ ren được sửa chữa bằng chi tiết bổ sung: muốn vậy ta khoét hoặc khoan lỗ ren có hỏng rông thêm 5-6 mm nữa rồi mới tiên ren ở bạc với kích thước ren ban đầu.
Thân bu lông bị cong.
- Nắn bằng bàn ép kiểu vít me hoặc êtô để tránh hư hại ren. Khi nắn phải dùng đêm mềm để kẹp chặt chi tiết.
- Các vít cấy bị cong hoặc ren hỏng đều được thay mới mà không sửa chữa.
Bị các chất bẩn cúa chặt vào rãnh then.
- Dùng bàn ren, tarô hoặc chi tiết lắp ren với nó để cạy chất bẩn ở ren và “ nắn lại ren”
Đầu bu lông đai ốc bị vỡ, méo “ chờn” (không có hình dáng sáu cạnh) các chi tiết khác bị sứt mẻ.
- Dũa hàn đắp, rồi gia công cơ hoặc chỉ gia công cơ rồi dùng chìa vặn có ngàm hẹp hơn và vặn.
Các chi tiết ren bị nứt.
- Hàn đắp hoặc thay mới
Ren méo vì xiết đai ốc quả tải.
- Tuỳ theo đô hư hỏng mà áp dụng môt trong các biên pháp sửa chữa đã nêu hoặc thay mới.
- “Chết” ren (tức ren bị chặt cứng không vặn ra được)
- Ngâm trong xăng hoặc dầu hoả từ vài giờ đến vài ngày rồi dùng chìa vặn nối với cánh tay đòn mà vặn ra. Vặn được rồi thì tuỳ theo hình dạng ren mà sửa chữa.