Sửa chữa gồm tất cả biện pháp đưa máy hay một hệ thống máy trở về tình trạng có khả năng hoạt động.
Đây là phần khó nhất của bảo trì và thường sinh ra tốn kém lúc ngừng máy. Việc sửa chữa trên nguyên tắc không tránh khỏi vì vật liệu bị ăn mòn, có dạng lỗi hay mỏi, đứt gãy vì bị cưỡng bức hay mệt mỏi cũng như lỗi lúc sử dụng hay lỗi vận hành.
Tùy theo khái niệm bảo trì các biện pháp bảo trì được thực hiện tùy thuộc vào khoảng cách thời gian, tình trạng hay vào sự cố.
Những chi tiết đã sử dụng hay hư hại tùy theo tính khả thi kỹ thuật hay hiệu quả kinh tế phải được sửa chữa, thay thế hay nâng cấp (Hình 3). Hình 4 trình bày một chu trình sửa chữa. Điều kiện trước tiên là sự so sánh của giữa tình trạng MONG MUỐN và THỰC TÊ và việc tìm sai hỏng một cách hệ thống. Trong ấy nên làm rõ rằng phải tìm sai hỏng nơi đâu, thí dụ trong phạm vi hệ thống cơ khí, điện hay thủy lực. Điều kiện để phát hiện sai hỏng là kiến thức hiểu biết cao về hệ thống sản xuất.
Thí dụ cho sửa chữa
ở hệ thống thiết bị lắp đặt linh kiện của một robot công nghiệp, tay cẩm không xoay đúng nữa. Nó chuyển động không kiểm soát được và phát ra tiếng rè như máy mài. Được phỏng đoán có một sự sai sót cơ khí, thí dụ như một dây đai răng bị hỏng.
Theo chỉ dẫn cho kiểm tra và bảo dưỡng của nhà sản xuất thì với khoảng thời gian 2000 giờ có dự tính thay dây đai có răng.
Hệ thống máy được ngừng yên đúng theo sự chỉ dẫn, ngắt công tắc chính của hệ thống. Sự thay thế của bộ phận hư mòn có thể thực hiện ít tốn công, tận dụng hiểu biết chuyên môn có sẵn trong nội bộ xí nghiệp. Việc tháo vỏ hộp được thực hiện dê dàng qua một bản vẽ trong tài liệu hướng dẫn vận hành (Hình 1).
Các buớc công việc:
- Tháo phần của vỏ hộp ở vị trí 10.
- Đánh dấu điểm điều chỉnh vào dây đai có răng và bánh xe dây đai (Hình 2).
- Tháo ba con ốc vặn cứng và tháo rời dây đai mòn.
- Ghi những điểm sửa chữa vào dây đai mới. Dây đai lúc này giữ căng thẳng.
- Ráp dây mới vào bánh xe răng dây đai. Tạo điểm điều chỉnh thích hợp.
- Đẩy động cơ theo hướng a (=căng) hay b (=bớt căng) đến độ võng gần đúng.
- Đo độ võng với máy đo độ võng (Hình 3).
- Số liệu của độ võng và tải trọng có thể lấy ra từ bảng 1.
- Siết chặt vít bắt động cơ khi dây đai được căng đúng.
- Nếu có sự sai biệt lúc định vị phải thay mới các điểm chuẩn.
- Siết nắp, khóa an toàn cho vít.
- Đưa robotcông nghiệp vào sử dụng. Những đinh ốc siết chặt máy được vặn chặt khi đúng tải trong dây đai.
- Nếu có sự sai biệt lúc định vị phải thay mới các điểm chuẩn.
- Siết nắp, khóa an toàn cho vít.
- Đưa robot kỹ nghệ vào sử dụng.
Sau khi sửa chữa, những việc đã thực hiện được đưa vào hổ sơ.Trong danh sách hư hỏng của máy có những thông tin cần thiết (Hình 1 trang 452).