Khi kiểm tra, những đặc điểm hiện có của sản phẩm như kích thước, hình dạng, chất lượng bể mặt được so sánh với những đặc tính đòi hỏi.
Kiểm tra là xác định vật được kiểm tra có đạt những đặc điểm đòi hỏi hay không.Thí dụ kính thước, hình dạng hoặc phẩm chất bề mặt.
■ Các loại kiểm tra
Kiểm tra chủ quan được thực hiện bằng giác quan của người kiểm tra, không có sự hỗ trợ của máy móc (Hình 1). Người kiểm tra xác định thí dụ sựthành hình của rìa xờm (ba vớ, bavia) và chiều cao nhấp nhô của chi tiết có thể chấp nhận được không (kiểm tra bằng mắt và qua tiếp xúc bằng tay).
Kiểm tra khách quan được thực hiện với những phương tiện kiểm tra, có nghĩa là với những thiết bị đo và các dưỡng kiểm (Hình 1 và Hình 2).
Đo lường là so sánh một độ dài hoặc một góc phẳng với một thiết bị đo. Kết quả là một trị số đo. Đo so sánh là so sánh vật kiểm tra với một thiết bị so sánh. Người ta không nhận được trị số bằng con số, mà chỉ xác định là vật được đo tốt hoặc bị loại (xấu).
■ Phương tiện kiểm tra (Thiết bị đo)
Dụng cụ kiểm tra được chia làm 3 nhóm: thiết bị đo, dưỡng kiểm và thiết bị phụ trợ.
Tất cả các thiết bị đo, các thiết bị so sánh được thiết kế theo mẫu chuẩn. Nó tượng trưng cho độ lớn, thí dụ bằng khoảng cách những vạch kẻ (thước kẻ), bằng khoảng cách cố định của những mặt phẳng (căn mẫu đo, dưỡng kiểm) hoặc vị trí góc của những mặt phầng (căn chuẩn đo góc).
Các thiết bị đo có hiển thị có dấu hiệu di chuyển (kim đồng hồ đo, vạch kẻ của thước chạy), thang đo di chuyển hoặc cơ cấu đếm số. Trị số đo có thể đọc được ngay. Dưỡng tượng trưng cho kích thước hoặc kích thước và hình dạng của vật kiểm tra.
Thiết bị phụ trợ thí dụ như giá đo và các khối lăng trụ (khối V).
■ Các khái niệm về kỹ thuật đo lường
Để tránh hiểu lẩm khi mô tả những quá trình đo lường hoặc phương pháp đánh giá, người ta cẩn phải có những khái niệm cơ bản rất rõ ràng (Các bảng ởtrang 11 và 12)