Thành phần hóa học của vách tế bào
Vách tế bào gồm 3 thành phần chính: Xenlulo, Hemixenlulo, Lignin. Ngoài ra còn 1 số khoáng chất chiếm tỉ lệ không cao Xenlulo có công thức:[C6H7O2(OH)3]n ; n = 5000 – 14.000
Nhiều phân tử xenlulo tạo nên chuỗi xenlulo, nhiều chuỗi tạo nên mixixenlulo, nhiều mixen tạo thành bó mixen. Nhiều bó kết hợp với hemixenlulo và lignin để tạo nên vách tế bào.
– Kích thước của mixen: L = 400 -600Ao Φ = 50 200 Ao
Giữa các mixen luôn tồn tại khoảng cách 10 – 100Ao.
Cấu trúc vách tế bào
Gồm 3 phần: màng giữa, vách sơ sinh, vách thứ sinh
a. Màng giữa: phần nằm giữa các tế bào nằm cạnh nhau. Thành phần chủ yếu là chất pectin, thành phần chủ yếu của chất pectin là axit tetragalacturonic. Màng này rất mỏng, có thể bị phân hóa bởi các vi sinh vật
b. Vách sơ sinh: được hình thành cùng với sự hình thành của tế bào. Lớp này mỏng, các mixen sắp xếp không có trật tự. Chiều dày của vách t = 0.1 – 0.5 µm, nó không quyết định đến tính chất gỗ
c. Vách thứ sinh: được hình thành cùng với sự lớn lên của tế bào. Căn cứ vào trật tự sắp xếp của các mixen mà chia vách thứ sinh thành 3 lớp:
+ Lớp ngoài: mỏng, các mixen xếp vuông góc hoặc nghiêng 1 góc 70 – 900 so với trục dọc tế bào.
+ Lớp giữa: dày, các mixen xếp song song hoặc nghiêng 1 góc 300 so với trục dọc tế bào
+ Lớp trong: mỏng, các mixen xếp vuông góc hoặc nghiêng 1 góc 70 – 900 so với trục dọc tế bào
Như vậy, số lượng các mixen ở lớp giữa vách thứ sinh là lớn nhất, ở đây các mixen xếp song song với trục dọc tế bào. Vì vậy, có thể nói trong 1 tế bào hầu hết các mixen xếp song song với trục dọc tế bào
– Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vách tế bào
Cấu trúc vách tế bào đặc biệt là sự sắp xếp các mixen ở lớp giữa của vách thứ sinh có ảnh hưởng đến mọi tính chất của gỗ và là cơ sở khoa học chủ yếu để giải thích mối quan hệ giữa cấu tạo – tính chất, giải thích các hiện tượng phát sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng
Đặc trưng trên vách tế bào
– Lỗ thông ngang: là phần trống tạo thành trong quá trình hình thành vách thứ sinh
+ Phân loại:
Khi 2 tế bào nằm cạnh nhau sẽ tạo nên đôi lỗ thông ngang. Có 3 loại
+ Đôi lỗ thông ngang đơn
+ Đôi lỗ thông ngang có vành
+ Đôi lỗ thông ngang nửa có vành
+ Ý nghĩa: khi cây còn sống, lỗ thông ngang là đường trao đổi dịch thể giữa các tế bào nằm cạnh nhau. Sau khi chặt hạ, lỗ thông ngang là đường thoát và hút nước theo chiều ngang cây, là đường thấm thuốc bảo quản khi ngâm tẩm hóa chất. Số lượng, kích thước lỗ thông ngang có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước và khả năng thẩm thấu dịch thể
– Vách tế bào dày theo đường xoắn ốc
Vách tế bào dày thêm là do nguyên sinh chất không ngừng sinh ra những mixen đắp lên phía trong của vách tế bào
Tổ chức tế bào trong cây
– Tổ chức tế bào có chức năng dẫn truyền
– Tổ chức tế bào có chức năng trao đổi
– Tổ chức tế bào có chức năng cơ học