Đưa máy hoặc dây chuyền vào vận hành bao gổm:
- Lắp đặt và hiệu chỉnh máy
- Thiết lập kết nối điện
- Chỉnh (cài đặt) hệ điểu khiển và điểu chỉnh
- Kiểm tra chức năng qua chạy thử các quy trình hoạt động khác nhau và
- Xác nhận chức năng đúng quy định với biên bản nghiệm thu.
Công việc thiết lập điều khiển và điều chỉnh đảm nhận khoảng 90% công việc đưa vào vận hành theo yêu cẩu. Giai đoạn đưa máy hoặc thiết bị vào vận hành cần ngấn để đưa máy hoặc thiết bị nhanh vào quy trình sản xuất. Chi phí đưa vào vận hành đổi với thiết bị mới bằng 5-20% tổng chi phí đầu tư. Chi phí này tùy thuộc vào thời gian kéo dài của việc đưa vào vận hành. Trục trặc hoặc hư hỏng có thể dẫn đến việc gia tăng chi phí này.
Thực hiện nhanh và thành công việc đưa vào vận hành đòi hỏi sự chuẩn bị có hệ thống ngay từ trong giai đoạn phát triển thiết bị và lên kế hoạch lắp ráp. Cơ bản cho việc đưa vào vận hành thành công là sự hiểu biết máy và hệ thống của thợ lắp ráp thuộc nhà cung cấp máy cũng như kinh nghiệm của họ đối với việc đưa vào vận hành. Từ sự đánh giá vể quản lý chất lượng và biên bản về hư hao khi đưa vào vận hành có thể đưa đến những cách tiến hành cụ thể để tránh những lỗi mới.
Sự phát triển thiết bị sản xuất phẩn lớn tiến hành từng bước (Hình 1).
Trục thời gian
—————————————————————————————————————–> Hình 1: Quy trình phát triển từng bước của một thiết bị sản xuất |
Thiết kế hệ thống cơ khí cũng như phát triển các hệ thủy lực, điện, điện tử và phẩn mềm điều khiển được thực hiện theo những bước nối tiếp nhau. Tuy nhiên việc đưa vào vận hành, thử nghiệm và tối ưu hóa phần mềm điều khiển lại chỉ xảy ra sau khi máy thật được chế tạo. Điều này là một thất lợi đáng kể, vì chậm phát hiện và loại bỏ lỗi của phẩn mểm. Phẩn lớn những trường hợp loại bỏ lỗi này làm hao tốn rất lớn thời giờ và tiền bạc. Ngoài ra, nhiều tình trạng hỏng hóc hoàn toàn không thể kiểm tra vì những rủi ro có thể xảy ra do kỹ thuật an toàn.
Sự cẩn thiết rút ngắn thời gian phát triển và thời gian đưa vào vận hành đã ép buộc việc chuyển đổi từ phát triển từng bước sang phát triển song song, vượt qua chuyên ngành. Phương pháp giải quyết là ứng dụng mẫu ảo thử nghiệm đầu tiên, có lưu ý đến sự tham gia của tất cả các ngành chuyên môn. Với cách này không những tính năng vận hành mà cả tình trạng lỗi cũng có thể được thử nghiệm và tối Ưu trong những giai đọan sớm của thiết kế và phát triển, mặc dầu máy chưa hề tổn tại. Qua sự phát triển gần gống nhau giữa phẩn mểm và những hệ thống cơ khí, thủy lực, điện và điện tử, có thể có tác dụng phản hôi của những kết quả từ phát triển phẩn mềm trên cả hai phạm vi khác nhau. Sự mô phỏng việc đưa vào vận hành quan trọng ở chỗ là mẫu mô phỏng hoàn toàn có thể diễn tả toàn bộ trạng thái của máy dưới những điều kiện hoạt động.