Cấu tạo gỗ lá rộng
a. Mạch gỗ
– Chỉ có ở gỗ lá rộng, là tổ chức của các tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau thành ống dài xếp theo chiều dọc thân cây
– Hình dạng của tế bào mạch gỗ: trụ, trống, viên trụ
– Số lượng mạch gỗ: 20 – 30% thể tích cây
– Mạch gỗ là thành phần có kích thước lớn nhất, dễ quan sát nhất
Hình dạng mạch gỗ:
+ Trên mặt cắt ngang: hình tròn, elip, đó là các lỗ mạch
+ Trên mặt cắt xuyên tâm, tiếp tuyến: hình ống, máng, đó là các ống mạch
– Hình thức phân bố của lỗ mạch: quan sát trên mặt cắt ngang
+ Lỗ mạch xếp vòng: theo hướng vòng năm
+ Lỗ mạch xếp phân tán: rải rác giữa vòng năm
+ Lỗ mạch xếp trung gian: kích thước lỗ mạch giảm dần từ gỗ sớm đến gỗ muộn. Ở phần gỗ sớm, lỗ mạch có xu hướng xếp vòng dần sang đến phần gỗ muộn nó lại có xu hướng xếp phân tán
– Hình thức tụ hợp của lỗ mạch
+ Tụ hợp đơn: các lỗ mạch đứng riêng lẻ
+ Tụ hợp kép: có từ 2 lỗ mạch trở lên, luôn nằm theo hướng xuyên tâm
+ Tụ hợp nhóm: có từ 3 lỗ mạch trở lên. Gỗ Việt Nam rất ít gặp
+ Tụ hợp dây: gồm nhiều lỗ mạch đơn, kép đứng gần nhau tạo thành hang đứt đoạn. Khi hàng đứt đoạn nó sẽ đi theo hướng vòng năm (tạo thành dây tiếp tuyến) hoặc đi theo hướng thớ gỗ (tạo thành dây xuyên tâm)
– Chức năng của mạch gỗ: dẫn truyền nhựa nguyên, sau khi chặt hạ là đường thoát và hút nước theo chiều dọc thân cây
– Ý nghĩa: giúp phân biệt gỗ lá kim và gỗ lá rộng. Là yếu tố làm tăng độ xốp rỗng của gỗ. Kích thước và số lượng mạch gỗ ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gỗ
* Thể bít
Thể bít hình thành là do các tế bào mô mềm phát triển mạnh ăn sâu vào mạch gỗ qua các lỗ thong ngang bịt kín các lỗ mạch. Thể bít làm giảm khả năng thoát, hút nước và khả năng thẩm thấu chất lỏng của gỗ, ảnh hưởng nhiều trong công nghệ sấy và bảo quản gỗ.
* Lỗ thông ngang trên vách tế bào mạch gỗ
b. Tế bào mô mềm xếp dọc thân cây
– Tế bào mô mềm là những tế bào vách mỏng, hình trụ ngắn làm thành dây xếp theo chiều dọc thân cây
– Số lượng: 2 – 15% thể tích cây
– Hình thức phân bố: quan sát trên mặt cắt ngang dưới kính lúp hoặc kính hiển vi
+ Phân tán: chỉ quan sát được bằng kính hiển vi
+ Vây quanh mạch: bám xung quanh mạch gỗ
+ Liên kết lỗ mạch thành dải: dải rộng và dải hẹp
+ Làm thành dải: dải thưa, dải mau
– Dải tế bào mô mềm luôn đi theo hướng vòng năm
– Chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng
– Ý nghĩa: là nhân tố quan trọng thứ 2 sau mạch gỗ giúp phân biệt các loại gỗ
c. Tia gỗ
– Số lượng: 10 – 30% thể tích cây
– Hình thức sắp xếp: đồng nhất và không đồng nhất
– Kích thước: chiều cao tia từ 1 đến nhiều hàng, bề rộng cũng từ 1 đến nhiều hàng
Ở gỗ lá rộng số lượng tia gỗ nhiều hơn, kích thước tia lớn hơn làm cho sự chênh lệch tính chất giữa 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến cũng lớn hơn đối với gỗ lá kim.
d. Sợi gỗ
– Là tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây
Chiều dài sợi gỗ nhỏ hơn nhiều so với chiều dài quản bào gỗ lá kim (3- 5 mm). Chiều dài càng lớn thì chất lượng sản phẩm giấy, ván sợi càng cao. Như vậy, chất lượng giấy, ván sợi từ gỗ lá rộng sẽ thấp hơn từ gỗ lá kim.
– Hình dạng: dưới mắt thường và kính lúp không quan sát được sợi gỗ
e. Ống dẫn nhựa
Có ở 1 số loại gỗ lá rộng: Chò Nâu, Chò Chỉ, Gụ Mật…
– Thông thường ở gỗ lá rộng chỉ thấy ống dẫn nhựa dọc
f. Quản bào:
là loại tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây, nhỏ hơn 1% thể tích cây, không có vai trò quan trọng
g. Cấu tạo lớp:
chỉ có ở 1 số loại gỗ lá rộng như: Nghiến, Xoay, Trắc, Huê Mộc…
– Nhận biết:
+ Trên mặt cắt tiếp tuyến, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp có dạng gợn sóng cách nhau đều đặn nằm vuông góc với trục dọc thân cây
+ Dưới kính hiển vi, chiều cao của mạch gỗ, tế bào mô mềm, sợi gỗ, tia gỗ là gần bằng nhau trong 1 lớp
h. Tế bào chứa tinh dầu và chất kết tinh
– Hình trứng, nằm trong dây tế bào xếp dọc thân cây hoặc tế bào của tia gỗ
– Màu trong suốt, kích thước lớn hơn hẳn các tế bào bình thường
Có ở 1 số loại gỗ: Bồ Kết, Mán Đĩa