Gỗ giác – gỗ lõi
– Vị trí
Ở một số gỗ trên mặt cắt ngang có 2 màu rõ rệt, đó là những loại gỗ có gỗ giác và gỗ lõi phân biệt.
Những loại gỗ chỉ thấy một màu thì đó là loại gỗ mà giác lõi không phân biệt.
Lúc đầu trong cây chỉ có gỗ giác, sau một thời gian gỗ lõi mới hình thành.
Thời gian hình thành gỗ lõi phụ thuộc loại cây, điều kiện sinh trưởng
– Quá trình hình thành gỗ lõi và tính chất:
Gỗ lõi được hình thành từ gỗ giác. Tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước đồng thời khả năng chống sâu nấm, mối mọt tốt hơn gỗ giác.
– Cách nhận biết: gỗ lõi có màu sẫm hơn gỗ giác và trên mặt cắt ngang thì nó nằm phía gần tâm bao quanh tủy cây
– Sử dụng: Do các dịch thể khó thấm vào gỗ lõi nên gỗ lõi thường được dùng để đựng chất lỏng. Cũng chính vì khó thấm thuốc bảo quản nên gỗ lõi lại ít được dùng làm các kết cấu yêu cầu qua xử lý hóa học.
* Gỗ già: một số loài gỗ như Xoan Ta, Lim Xanh, Keo Lá Tràm, Keo Tai Tượng, Giẻ… trên mặt cắt ngang ở vùng tủy cây gỗ có màu sắc nhạt hơn phần gỗ phía ngoài. Đó là những loại gỗ già.
Vòng tăng trưởng hàng năm; gỗ sớm, gỗ muộn
a. Vòng tăng trưởng hàng năm (vòng năm)
– Khái niệm: là vòng gỗ do tầng phát sinh phân sinh ra trong 1 năm
Độ rộng vòng năm phản ánh tốc độ sinh trưởng của cây. Độ rộng vòng năm lớn, cây sinh trưởng nhanh.
– Cách nhận biết: ở những loại gỗ có vòng năm rõ, trên mặt cắt ngang vòng năm là những đường tròn đồng tâm. Trên mặt cắt tiếp tuyến, vòng năm có dạng chữ V, Λ. Trên mặt cắt xuyên tâm, vòng năm là những đường thẳng song song nhau
– Hình dạng trên 3 mặt cắt
– Tính chất: Số lượng vòng năm ở thớ gỗ sát đất cho ta biết tuổi của cây
b. Gỗ sớm, gỗ muộn
Có những loại gỗ trong phạm vi vòng năm có 2 màu phân biệt, đó là những loại gỗ có gỗ sớm – gỗ muộn phân biệt
– Gỗ sớm sinh ra ở nửa đầu chu kỳ sinh trưởng (Xuân, Hạ), tế bào lớn, ruột lớn, vách mỏng; màu sáng hơn, nhẹ hơn, khả năng chịu lực kém hơn
– Gỗ muộn sinh ra ở nửa sau chu kỳ sinh trưởng (Thu, Đông), tế bào nhỏ, ruột bé, vách dày; màu đậm hơn, tính chất cơ lý cao hơn
Tia gỗ
– Khái niệm: là tổ chức của các tế bào mô mềm xếp theo chiều ngang thân cây
– Chức năng: dẫn truyền dinh dường theo chiều ngang thân cây
– Nhận biết: trên mặt cắt ngang, tia gỗ là những đường thẳng xuất phát từ tâm và gần như vuông góc với vòng năm
– Ý nghĩa: do tia gỗ là nguyên nhân chính gây nên sự chênh lệch tính chất giữa 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến nên dựa vào đó chúng ta có thể giải thích được nguyên nhân gây ra 1 số khuyết tật như hiện tượng co rút, dãn nở của gỗ