Gồm một rôto hình nón cụt có đáy lớn ở phía trên, đáy nhỏ ởphía dưới (cũng có thể ngược lại) được bao bọc bằng một lớp đá nhám.Rôto được lắp trên trụcthẳng đứng và truyền động quay. Bao bọc xung quanh trục là lớplưới xát tạo ra một khoang trống giữa rôto và lưới, gọi là khoang xát. Lưới gồm nhiều phần ghép, giữa hai phần lưới là một thanh bằng cao su (gồm6 thanh), khoảng cáchgiữa các thanh cao su với mặt đá nhám của rôto nhỏ hơn so với lưới. Phíadưới khoang xát là cửa thoát hạt xát có lắp côn điều chỉnh để độmở của cửa thoát. Bên ngoài lướilà khoang chứa cámgắn với quạt hút để hút cámra ngoài đồngthời làmnguội hạt. Để điều chỉnh khe hở giữatrụcvàlưới,có thể điềuchỉnh nâng trục lên hoặchạ xuống được nhờ tay quay điều chỉnh, qua đó làmtăng hoặc giảmkhe hở xát giữa rôto và lưới. Thanh cao su cũng có thể điều chỉnh ra vào được.
HìnhV- 3.Máyxáttrụccôn(trụcquaylên) HìnhV-4.Máyxáttrụccôn(quayxuống) |
Hạt được đưa vào máy từ phía trên, vào khoảng trống giữa rôto và lưới xát.Trụcrôtoquaylàm lớp hạttiếp xúc với bềmặt đá nhám bịmàimòn.Khihạt đi qua khe hởgiữa thanh cao su và bề mặt trục, sự mài mòn diễn ra tích cựchơn do hạtchịu lực đànhồi của thanh cao su épmạnh về phía mặt đá nhám. Ngoài ra sự chuyển động củacả khối hạt làmtăng sự cọ xát cũng làmlớp vỏ lụa bịmòn nhanh chóng. Như vậy, do masátgiữa vỏ lụavàtrục côn, giữa các hạt với nhau, vỏ lụa mòn và bong ra. Lớp vỏ lụa bị màimòngọilà cámgạo có kích thước tương đốimịn.Quạt
hút cám, hút không khí ngang lớp hạt, xuyên qua lưới mang theo cámgạo, và làmnguội khối hạt xát. Do trụcxát đặtthẳngđứng, hạt có khuynh hướng di chuyển xuống phía dưới và thoát ra ngoài theo cửa thoát. Ðểthay đổi độtrắng hạt sau khi xát, người ta thay đổi diện tích của thoát
để tăng thời gian lưu lại trong máy của hạt. Tuy nhiên khi tăngđộ trắnglàmgiảmnăng suất làm việc của máy.
Số vòng quay trụctừ n= 400 – 600 v/p. năng suấtthay đổi theo giống lúa, thường từ 2,5 t/h đến 8 t/h, tùy theo kích cỡ máy và theo độ trắng gạo xát.