Sản xuất đơn chiếc (sản xuất với số lượng bằng1đạt được khi những chi tiết khác nhau có thể được gia công theo thứ tự bất kỳ mà không cẩn phải chỉnh sửa máy lại. Vì đơn giá tăng với cỡ lô giảm (số lượng sản phẩm được gia công trong một đợt) nên hiếm khi cỡ lô nhỏ hơn 10 ở chi tiết phay và nhỏ hơn 40 ở chi tiết tiện.
Mục tiêu tổng thể của sản xuất linh hoạt rất khó đạt được: sản xuất các chi tiết khác nhau với giá thành hạ theo thứtựbất kỳ và với cở lô luôn thay đổi.
Người ta đạt được số lượng tồn kho ít, thời gian lưu kho và thời gian chờ ngắn nhờ quy hoạch về nhu cẩu, quản lý hàng tồn kho và chuẩn bị vật tư với sự hỗ trợ của máy tính.
Chọn cỡ lô phù hợp cho lắp ráp làm giảm tồn đọng và chi phí kho tạm. Trong sản xuất chỉ có bao nhiêu sản phẩm được hoàn tất như nhu cẩu lắp ráp cẩn thiết trong thời gian đó (sản xuất theo phương pháp Just-in-Time1)).
1) Just in time = Kịp thời
Thời gian quay vòng ngắn. (Thời gian quay vòng là thời gian tính từ khi chi tiết được đưa vào nhà máy để sản xuất đến khi sản phẩm rời nhà máy). Thời gian này có thể rút ngắn khi giảm thời gian lắp đặt và thời gian phụ (gia công toàn bộ) cũng như chuẩn bị kịp thời vật tư, dụng cụ hoặc chương trình NC.
Đơn giá thấp. Chỉ có thể hạ giá thành khi hệ sô’ sử dụng thiết bị cao (Hình 3). Việc này đạt được khi chi tiết được nạp tự động trong giờ nghỉ và ở ca 3 lúc có ít người.