Nếu bạn là người quan tâm tới công nghệ in3d và có mong muốn sắm cho mình một máy in3d phù hợp thì việc hiểu rõ về các loại máy in3d và những yếu tố quan trọng trên máy in3d sẽ giúp bạn khá nhiều.
Về máy in3d
Thì hiện nay, có 3 kiểu máy in3d phổ biến.
Máy in3d Prusa, thường là loại khung nhôm
Máy in3d Delta cũng là loại khung nhôm
Máy in3d Core xy, loại khung nhôm và loại vỏ thép. Loại vỏ thép thì có giá cao hơn
Cuối cùng là loại có thương hiệu, giá cao, nhưng tính năng cũng không khác nhiều, dĩ nhiên máy nhập từ G7 thì giá không thể rẻ như máy Việt Nam hoặc trung Quốc được.
Bạn có thể xem chi tiết hình ảnh và tính năng của các loại máy tại Link: Danh sách máy in3D
Nếu bạn là người dùng cá nhân, mới sử dụng lần đầu thì có thể chọn dòng máy Prusa và delta khung nhôm giá rẻ, trong khoảng 5 triệu đồng. ( Mức giá sĩ, giá thị trường có thể cao hơn vài triệu)
Nếu bạn là người kỹ tính, thích máy chất lượng nhưng giá cũng ở mức dễ chịu thì chọn loại khung thép và vỏ thép, chất lượng ổn định hơn nhiều, dùng toàn bộ là part kim loại sẽ giúp hoạt động trong thời gian lâu mà không gây ra các sai lệch, không bị rung động nên tuổi thọ cao, chất lượng sản phẩm in tốt.
Về nhựa in
Thông dụng hiện nay là nhựa PLA, một số công ty dùng thêm ABS nhưng ABS khó in, khả năng sử dụng cũng không cao hơn PLA là mấy. Bạn có thể tham khảo nhựa TPU, với giá thành cao hơn nhưng nhựa có tính dẻo, nhiều ứng dụng.
Giá thành nhựa in tùy thuộc vào nhà cung cấp, thường từ 200k-300k cho PLA, nhựa ABS thì rẻ hơn 10%, riêng nhựa TPU có giá thành trên 350k/kg.
Dĩ nhiên, nếu bạn mới in lần đầu thì chỉ nên in nhựa PLA vì đây là nhựa sinh học, không độc, dễ in, đủ các màu, và phổ biến hơn các loại nhựa khác.
Đường kính sợi nhựa: 1.75mm hoặc 3mm, thông dụng vẫn là nhựa 1.75mm.
Tham khảo thông số nhựa PLA tại đây: Nhựa PLA
Thông số nhựa ABS: Nhựa ABS
Thông số nhựa TPU: Nhựa TPU
Về chất lượng in3d
Đa phần những người in3d dịch vụ, khách hàng công ty sẽ quan tâm tới chất lượng sản phẩm in ra, và thứ 2 là chi phí vật tư khi in.
Chất lượng sản phẩm in3d phụ thuộc đầu tiên vào chất lượng máy in3d. Chất lượng máy sẽ được sắp xếp theo các thứ tự.
Loại sử dụng bàn nâng, nghĩa là bàn không di chuyển, khi đó chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, do ít quán tính, ít tốn năng lượng. Có thể chọn dòng máy vỏ thép, và máy vietcube
Máy IN3D công nghiệp giá rẻ Robust3D Eco 200-300
Máy in 3D Việt Machine bàn nâng Vietcube 300 và 400
Máy in3d Prusa khung thép chất lượng cao
Thứ hai là về cơ cấu.
Dùng ray trượt sẽ đạt chất lượng cao hơn ti trượt. Chi phí sẽ mắc hơn
Part kim loại về lâu dài sẽ tốt hơn part nhựa, nhưng part kim loại chi phí sẽ tăng lên đáng kể
So sánh giữa chi phí tự in và chi phí khi in3d dịch vụ
Khi tự in thì bạn sẽ tốn tiền nhựa, điện và khấu hao máy. Về phần nhựa thì bạn chỉ tầm 200 đồng/1 gram, tiền điện không đáng kể do sử dụng nguồn 12v, và công suất tiêu thụ chỉ tầm 30W/h. Khấu hao máy cũng không đáng kể vì máy giá trị thấp, và sau thời gian sử dụng bạn có thể bán lại với 50% giá trị bạn mua lúc đầu
Khi in dịch vụ bạn sẽ bị tính chi phí gấp 10 lần, đó là 2000đ/gam nhựa in, bù lại bạn không mất thời gian thiết lập, không lo hỏng hóc trong quá trình in, không phải lo các vấn đề kỹ thuật liên quan. Dĩ nhiên dịch vụ sẽ in chất lượng tốt hơn do họ có trang phụ kiện đi kèm cũng như kinh nghiệm liên quan đến tạo mẫu
Thời gian in chi tiết.
Các sản phẩm thông thường với kích thước từ 5cm tới 20cm có thời gian in trong khoảng 10 phút tới 20 giờ, thông dụng nhất vẫn 7 giờ trở lại. Thời gian in có vẻ lâu nhưng khi in thời gian bạn sẽ thấy bình thường, và đa phần do háo hức lúc đầu, bạn cứ thích in thật nhiều nên cảm giác lâu, rồi vài bữa hết cái để in, lại để không.
Khi in3d thì máy chỉ chạy, bạn không can thiệp cũng không cần theo dõi, mọi thông số, thiết lập máy đã tự xử lý, nếu có sự cố máy sẽ dừng hoặc không đẩy nhựa nên bạn cũng không sợ về hư hỏng hoặc rủi ro.
Một chi tiết trong vùng in 10cm3 sẽ tốn tầm 5 giờ in và 50 g nhựa. Nghĩa là với 1 cuộn nhựa 1kg bạn có thể in được 20 chi tiết như thế, tương đương với giá thành 1 sản phẩm chỉ tầm 10.000 đ
Máy in3d tự ráp hay mua sẵn
Việc tự ráp giúp bạn hiểu sâu về kết cấu cũng như công nghệ của in3d, song cần thời gian và khả năng làm việc liên tục để cho ra sản phẩm cuối cùng vì nếu không bạn khó có sản phẩm hoàn thiện để sử dụng. Chưa kể nếu bạn ráp không ổn thì chất lượng sản phẩm in ra không đẹp, máy dễ bị rơ sau một thời gian sử dụng
Máy in3D prusa tự ráp chất lượng cao giá sỉ
Với máy ráp sẵn chi phí có cao hơn nhưng bạn sẽ có một máy hoàn thiện, được kiểm tra kỹ càng, được bảo hành, được hỗ trợ kỹ thuật, và các hướng dẫn liên quan tới việc sử dụng máy in3d.
Về thiết lập thông số khi in3d
Khi sử dụng máy in3d bạn cần phải nắm các thông số chính
Sử dụng phần mềm in3d Cura3d, phần mềm in3d thông dụng, sau này có thể nâng cấp lên các phần mềm cao cấp khác.
Vào machine setting và khai báo khổ in của máy. Khai báo đầu in, thường là mặc định 0.4 và đường kính sợi nhựa 1.75mm.
Layer in: từ 0.1 tới 0.3mm. Là mỗi lớp in cũng là khoảng mà trục Z di chuyển khi in xong 1 lớp, nó sẽ đắp liên tục cho tới khi hoàn thành chiều cao in3d.
Chiều dày thành in: wall thickness là độ infill 100% trước khi bắt đầu infill theo thông số khai báo ( thường 20%). Ở đây bạn thiết lập theo đường kính đầu đùn, lấy theo hệ số, nên chọn 1.2mm.
Bottom, top thickness: lấy theo hệ số của layer, nếu chọn layer 0.2mm thì lấy 1mm, còn layer 0.3 thì đặt 1.2mm.
Các thông số khác phải để ý gồm:
Nhiệt độ đầu in
Nhiệt độ bàn, nên để 0 nếu in nhựa PLA
Support , nếu chi tiết cần support ( có nhiều khe hở ) thì tick vào
Brim witdh, bề dày lớp viền, nên để từ 3-5mm để giúp chi tiết bám bàn tốt hơn.