Khuôn
Có hai phương pháp tạo khuôn: khuôn hủy là loại khuôn chỉ sử dụng một lẩn rồi hủy và khuôn vĩnh cửu (Bảng 2).
Khuôn hủy có nghĩa là khi lấy vật đúc ra khuôn sẽ bị hủy. Loại khuôn này thường được tạo bằng cát thạch anh và chất kết dính.
Khuôn vĩnh cửu được dùng đề đúc các kim loại không phải sắt thép (kim loại màu, kim loại nhẹ) với 50 lượng nhiều. Khuôn được chế tạo bằng vật liệu thép hoặc hợp kim gang đúc.
Mẫu
Để chế tạo khuôn hủy người ta phải sử dụng mẫu. Để chế tạo vật mẫu cần phải có bản vẽ của chi tiết (Hình 1.1 trang 87). Vì phôi đúc sẽ co lại khi nguội cho nên kích thước mẫu phải lớn hơn kích thước của chi tiết thành phẩm tương đương với độ co ngót của sản phẩm (Hình 2). Ngoài ra người ta còn phải tính thêm vào bề mặt được gia công của mẫu phần lượng dư gia công.
Độ co rút (Độ co ngót) tùy thuộc vào từng vật liệu đúc khác nhau, vào khoảng 2% kích thước vật mẫu (Bảng 1). vể vật mẫu cũng có 2 loại, mẫu vĩnh cửu và mẫu chảy (mẫu tự hủy). Mẫu vĩnh cửu là mẫu được dùng lại nhiều lẩn để tạo khuôn đúc. Mẫu chảy nằm lại trong lòng khuôn, khi rót kim loại lỏng vào khuôn mẫu chảy sẽ tự hủy (Trang 89).
Để tạo phẩn rỗng và mặt sau bị xén trong vật đúc người ta sử dụng lõi (thao). Lõi cát được chế tạo bằng hộp lõi (Hình 1.3, trang 87). Lõi phải có tai gối (đầu gác thao) để vật mẫu nằm đúng vị trí trong lòng khuôn (Hình 1.2 và 1.7, trang 87).
Bảng 1:ĐỘ co rút | |
Nguyên liệu đúc | Độ co rút (%) |
Gang đúc (EN-GJL) | 1,0 |
Thép đúc | 2,0 |
Hợp kim AI (nhôm) và hợp kim Mg (ma-nhê) | 1,2 |