Các cẩu kiện thủy lực được kết nối với nhau bằng ống cứng và ống mễm.
Ống và bộ nối ống (khớp ren nối ống)
Ống : Đa số ống thủy lực thông dụng là loại ống thép chính xác kéo láng kim loại không hàn. Đường kính ngoài d, nơi chịu sự tác động của khớp ren nối ống, có dung sai nhỏ. Đường kính trong đđược chọn theo lưu lượng dòng Q, chiểu dày thành ổng 5, áp suất vận hành cho phép p L. Vì thế ống được ghi theo đường kính ngoài d và chiểu dày thành ống s, thí dụ ống 12×2 (Bảng 1).
Ống được uốn trên gá uốn. Bán kính tối thiểu của góc uốn tùy thuộc đường kính ống.Trước khi vặn ren, góc uốn phải được chỉnh chính xác.
Khớp ren nối ống kết nổi ống và ống mềm với các phần tử trong hệ thống thủy lực. Thông thường người ta sửdụng khớp ren nối ống bằng vòng cắt (vòng lót, nhẫn cắt) (Hình 1) và ren kiểu uốn cạnh.
Trong khớp ren vòng cắt, khi siết đai ốc nối cho vòng cắt bị ép vào bên trong chốt hình côn. Qua đó vòng cắt sẽ cắt vào ống, ép ổng vào bể mặt phẳng của đấu nối và làm kín mối ghép ống. Vì thế cạnh cuối của ổng phải được cất thẳng góc với trục ống. Ren kết nối phụ thuộc vào đường kính ngoài của ống.
Ren được làm theo kiểu ren hệ Anh (Whitworth) hoặc ren nhuyễn hệ mét, thídụ G 1/8 hoặc M 12 X1. Vì các ren này không kín do đó phải được bịt kín bổ sung với vòng đệm kín, hoặc sử dụng chất lỏng hoặc nhựa dẻo làm kín thích hợp.
Người ta phân biệt kết nổi ren thẳng, ren góc và ren hình T (Hình 2).
Nếu cẩn lắp ống theo góc xác định, cần sửdụng loại kết nối xoay (Hình 3).
Nếu bộ phận đứng yên kết nối với bộ phận quay thì phải sử dụng kiểu kết nối quay (Hình 4).
Khớp nối nhanh (Khớp ly hợp đóng nhanh)
Khi sử dụng các ống thủy lực cần tháo – lắp thường xuyên, chẳng hạn trong các thiết bị đo đạc, có thể dùng loại khớp nối đóng nhanh (Hình1,Trang 504).
Bộ khớp nối này gồm đẩu nổi ly hợp và khớp vặn cắm vào. Chúng khóa đấu nối trong khi tháo gỡ ống mềm do các phẩn tử khóa bị ép lên đế bằng lò xo.
Qua đó dầu vẫn được giữ lại trong xi lanh, động cơ thủy lực, hoặc đường ống khi tháo khớp nối ra. Không khí cũng khòng lọt vào được để sau đó phải được loại bỏ. Các khóa sẽ tự mở khi ấn khớp nối vào. Phẩn tử khóa trong nắp khớp nối và núm ấn ép theo hai chiều ngược nhau.
Ống và ống mềm kết nối các đấu nối ren và khớp nối với các phẩn tử trong hệ thống thủy lực
Ống mềm
Các phần tử thủy lực có thể di chuyển phải được kết nối với nhau bằng ống mểm. ống mềm được làm bằng chất dẻo chịu được dầu và được tăng cường bằng bố và kim loại dệt. Tại hai cuối đẩu ống có trang bị bộ đỡ bằng kim loại, ngoài ra còn có một khúc ống để kết nối ống với các phẩn tử ren khác.
Khi lắp đặt ống cẩn lưu ý là phải có đủ chỗ cho bán kính uốn lớn và không gian đủ rộng cho chuyển động (Hình 2).
Điểu khiển điện thủy lực
Điều khiển bằng thủy lực với van hành trình tác động bằng điện được gọi là điều khiển điện thủy lực. Chúng bao gổm phấn lớn hệ điều khiển máy móc. Ngược lại van hành trình điểu khiển bằng tay phần lớn được sử dụng trong thủy lực cơ động (di động, lưu động). Người ta gọi thủy lực trong xe là thủy lực cơ động, thí dụ nhưtrong máy làm đường và máy xây dựng ngẩm dưới đất.
Điều khiển điện thủy lực trên đơn vị khoan
Đơn vị khoan (Hình 3) cẩn điều khiển theo quy trình chuyển động sau đây:
Hình 3: Sơ đồ vị trí và biểu đố chức năng của đơn vị khoan
- Giữ ở vị trí ban đầu phía trái
- Di chuyển nhanh đến trước chi tiết
- Khoan với vận tốc bước dẫn tiến
- Trở lui về vị trí ban đẩu với vận tốc nhanh
Có thể thực hiện điều khiển thông qua van chỉnh lưu (Hình 1, Trang 505, hình trái) hoặc van tỷ lệ (Hình 1, Trang 505, hình phải). Nếu điều khiển với van chỉnh lưu, van này được sử dụng để chinh vận tốc dẫn tiến.Đổi với chuyển động tới nhanh, hệ điều khiển đi vòng qua van hành trình 2/2 (1V6) và đối với chuyển động lui nhanh, sẽ vòng qua van một chiểu (1V5). Khi điều khiển bằng van tỷ lệ, tất cả các vận tốc đều được điểu chỉnh với van này. Đối với chuyển động tới và lui nhanh, pittông điều chỉnh của van hành trình tỷ lệ mở thông hoàn toàn. Đơn vị khoan chạy với vận tốc suy giảm đến vị trí cuối khi van hành trình tỷ lệ
gẩn như được đóng lại.
Hình 1: Điều khiển đơn vị khoan với van điều chình lưu lượng và với van hành trình tỷ lệ
Đối với điều khiển sử dụng van hành trình tỷ lệ, số lượng các phẩn tử thủy lực nhỏ hơn so với điều khiển bằng van điểu chỉnh lưu lượng. Nếu sử dụng van tỷ lệ cần phải dùng hệ điểu khiển điện cho van tỷ lệ. Tại từ trường tỷ lệ, phải có điện áp có thể thay đổi được. Từ trường được tạo ra tác động lên pittông điều chỉnh của van hành trình 4/3 theo các vị trí đóng mở khác nhau.
Có thể hủy bằng tay từng chuyển động trên máy khoan, khi đó phải chỉnh công tắc SW7 vào vị trí”0″.Trong chế độ vận hành này, có thể sử dụng nút công tắc S1, S3 và S9 để hủy chuyển động tới nhanh (EV), vận tốc dẫn tiến (AV) và chuyển động lui nhanh (ER) một cách riêng rẽ và làm gián đoạn với S1A và S9V (Hình 2).
Với công tấc SW7 ở vị trí”1″, quá trình tự động có thể tiếp nối. Sơ đổ mạch điện (Hình 2) minh họa các chế độ vận hành trong phẩn điểu khiển.Trong phẩn điện của sơ đồ mạch điện, công tắc thường mở phụ (công tắc đóng phụ) K1, K9 v.v… điểu khiển van từ tính của phẩn thủy lực.