Tùy theo chiều chuyển động của bước dẫn tiến đến chuyển động cắt người ta phân biệt giữa phay nghịch và phay thuận, ở phay chu vi nghịch chiều, chuyển động quay của dao phay được hướng ngược chiều với bước dẫn tiến của chi tiết (Hình 1). Trước khi cắt tạo thành phoi hình thành, lưỡi cắt bắt đẩu trượt làm mặt sau dao mòn mạnh. Khi lưỡi cắt tạo phoi, dao phay ăn kéo vào chi tiết. Do vậy chi tiết vênh (dễ uốn) có thể bị nhấc lên khỏi bàn kẹp do lực cắt gọt.
Phay nghịch chiều chỉ thuận lợi khi các chi tiết cứng và sinh ra mài mòn tác động ở vùng biên.Thí dụ nhưchi tiết gang và khi bàn truyền động không có độ rơ.
Ở phay chu vi thuận chiều, lưỡi cắt xuyên ăn đột ngột vào chi tiết (Hình 1), dao phay và chi tiết đẩy lẫn nhau. Với độ dày phoi giảm, lực cắt giảm, qua đó đạt chất lượng độ bóng bề mặt tốt hơn so với phay nghịch chiều.
Người ta có thể hoàn toàn ứng dụng Ưu điểm của phay thuận chiểu, khi phay luôn có một mũi dao tiếp xúc cắt và bàn dẫn tiến không có độ rơ.
Ở phay mặt đầu nhờ vị trí đối xứng của đẩu phay với chi tiết làm quân bình tác dụng của chạy thuận chiều và chạy ngược chiều (Hình 2).
Qua hướng lực khác nhau dao phay ở phay nghịch chiều được rút ra khỏi chi tiết và ở phay thuận chiểu thì dao phay ấn (đẩy) vào chi tiết (Hình 3).
Lực đẩy tác động mạnh hơn khi chi tiết có thành mỏng và khi vênh thí dụ như dao phay ngón (Hình 4).
Sự thay đổi dạng đàn hồi ở dao phay ngón và ở thành mỏng của chi tiết trở lại khi dao phay đi ra khỏi vùng tiếp xúc cắt. Hình dạng thay đổi chồng nhau của chi tiết và dao phay phát sinh ở chi tiết sai lệch góc, độ phẳng và độ song song.
Trong phay biên dạng (đường biên) lực cắt dẫn đến biến dạng đàn hổi ở dao phay trụ (phay ngón tay) và chi tiết có thành mỏng. Vì vậy có thể phát sinh sai lệch vể kích thước và hình dáng.