1 – Chuẩn bị lò sấy :
Trước khi xếp gỗ vào sấy ,cán bộ điều hành kỹ thuật sấy( Công nhân trực sấy ) cần kiểm tra tình trạng của các thiết bị lò sấy bao gồm
+ Quạt gió
+ Hệ thống gia nhiệt
+ Hệ thống điều tiết ẩm
+ Hệ thống điện điều khiển quạt gió
+ Bằng cách vận hành đóng mở ,chạy thử
Vệ sinh lò sấy và hoạch định việc xếp gỗ sấy trong lò ( Tùy theo quy cách kích thước của gỗ cần sấy)
2 – kỹ thuật xếp gỗ:
• Gỗ sấy được xếp trong lò sấy theo phương pháp xếp từng khối có thanh kê trên balet đối với gỗ có quy cách dưới 1.000 mm,hoặc gỗ ván không cần tới balet .
• Thanh kê gỗ có tiết diện 30 x 30 mm .
• Chiều dài thanh kê bằng bề rộng lớp gỗ xếp .
• Thanh kê phải được đặt đầu hướng về phía quạt gió ( Tức nằm ngang lò sấy) tạo thành những hàng thanh kê thẳng đứng với những lớp gỗ sấy nằm dọc theo chiều dài lò sấy.
• Các khối gỗ xếp có khoảng trống cách nhau khoảng 200 – 300 mm. Cách tường trong lò sấy từ 400 – 500mm.
• Gỗ được xếp với chiều cao cách trần lò sấy 800mm Với cách xếp lớp như vậy sẽ tạo cho dòng không khí nóng ( Môi trường sấy ) tuần hoàn ngang qua giữa các khối gỗ được rễ ràng
Chú ý :
Đối với gỗ có nhiều quy cách kích thước khác nhau .Đặc biệt là gỗ cao su ,cán bộ kỹ thuật hoặc người phụ trách sấy cần sắp các loại gỗ có cùng kích thước hoặc tương đương vào cùng một lò sấy.Không xếp lẫn cây dày,cây mỏng vào cùng lò sấy tránh tình trạng cùng một thời gian sấy mà dẫn đến cây khô cây ẩm
3 – kiểm tra kỹ thuật :
Trước khi đóng cửa lò sấy để thực hiện điều hành một mẻ sấy ,người cán bộ kỹ thuật ( Công nhân sấy ) cần kiểm tra một lần nữa tình trạng của các thiết bị sấy ( Vale hơi,Vale nước hồi,Quạt gió,Nhiệt kế,Aùp kế …) và đặc biệt cần xem xét sai sót có thể xảy ra: Thanh kê dư thừa,các vật liệu không nằm trong các chi cần phải sấy như đồ dùng của công nhân khăn lau ,khẩu trang,áo,mũ nón … .Tuyệt đối không để các thanh kê dư thừa ở vị trí trước quạt gió
4 – Khởi động lò sấy :
Sau khi hoàn thành khâu kiểm tra kỹ thuật ,tiến hành đóng cửa lò sấy lại bằng hệ thống nâng hạ cửa và vận hành thiết bị lò sấy theo trình tự sau :
+ Đóng cầu dao điện cho động cơ chạy thuận chiều theo chiều kim đồng hồ ( Cầu dao 2 chiều ở tủ điện )
+ Bấm tuần tự các công tắc của động cơ để khởi động quạt gió
+ Mở vale hơi chính vào lò sấy
+ Mở vale hơi vào giàn nhiệt ( Clorifer )
+ Kiểm tra nhiệt độ bằng cách thông qua đồng hồ áp kế
+ Khống chế áp lực hơi vào giàn nhiệt P = 1 kg/cm2
5 – Điều tiết quá trình sấy :
Qúa trình sấy sẽ diễn biến theo các giai đoạn sau đây :
– Giai đoạn làm nóng : ( Gia nhiệt ban đầu )
Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độcủa gỗ trước khi sấy từ to = 30oc lên đến nhiệt độ sấy to = 50 – 60oc trong khoảng thời gian nhất định ( Khoảng 2 thiếng đồng hồ /1cmbề mặt ván ).Để làm nóng gỗ – Không làm khô gỗ.
Ở giai đoạn này ta cần có một môi trường sấy rất ẩm ( Y = 100% ),do đó cần phải phun ẩm một cách liên tục với áp suất hơi P = 0.5 – 1 kg/cm2 trong thời gian làm nóng gỗ
– Giai đoạn hấp gỗ :
Giai đoạn này chỉ thực hiện đối với một số loại gỗ khó sấy: Gỗ tươi ướt có hàm lượng ẩm ban đầu quá cao và gỗ sấy có kích thước lớn thay thế cho khâu luộc gỗ ỏ nhiều cơ sở sản xuất thường làm
Yêu cầu chủ yéu của giai đoạn nàylà tiếp tục duy trì tình trạng ẩm của môi trường sấy ở mức gần như bão hòa hơi nước trong một thời gian thích hợp tùy theo bề dày vabs gỗ sấy ( Theo quy trình sấy ).Để làm được việc này ta sẽ phun ẩm định kỳ PÂĐK ( 4 giờ phun 2 giờ .6 giờ phun 2 giờ .10 giờ phun 2 giờ .
-Giai đoạn sấy 1 : Còn gọi là ssấy đầu – Sấy đẳng tốc
Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian đủ để cho độ ẩm của gỗ sấy rút xuống gần đến điểm bão hòa thớ gỗ .Trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu (Wa) loại gỗvà kích thước gỗ (Theo quy trình sấy)
Đổi hướng gió: Đảo hướng gió là một yếu tố quan trọng trong một quy trình sấy của tất cảc các loại gỗ được tiến hành như sau:
– Tắt các động cơ của quạt gió
– Cắt dòng điện thuận chiều bằng cách cúp cầu dao
– Đóng cầu dao về dòng điện ngược chiều
– Khi các động cơ của quạt gió ngưng hẳn thì mới bật công tắc cho quạt làm việc trở lại .
Không được bật công tắc đảo chiều khi các quạt gió chưa ngưng hẳn .
Trường hợp khi đảo chiều gió mà các quạt gió còn đang còn trớn mà đã chuyển công tắc ngay thì dẫn đến tình trạng:
A – Nhanh hư hỏng bạc đạn
B – Cánh quạt dễ bị biến dạng bởi thay đổi lực ly tâm đột ngột
Khi đổi chiều gió : nhất thiết phải đóng cửa thoát ẩm lại để tránh quạt gió sẽ hút không khí ở ngoài vào lò sấy
Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ sấy ổn định bằng nhiệt độ sấy ban đầu và hãm không cho lớp gỗ bề mặt khô quá nhanh để đảm bảo quá trình di chuyển ẩm từ tâm ván ra ngoài một cách liên tục và ở mức tối đa phù hợp với từng loại gỗ sấy .Theo kinh nghiệm,trong giai đoạn này vẫn phải đóng kín các cửa thoát dẫn khí
– Giai đoạn xử lý giữa chừng :
Xử lý giữa chừng chỉ thực hiện đối với các loại gỗ khó sấy ( Dễ sinh ra khuyết tật ,cong vênh ,dạn nứt trong khi sấy ,ván ,gỗ có kích thước lớn…)
Để tiến hành giai đoạn này ta phải phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý giữa chừng.Thời gian xử lý giữa chừng phụ thuộc vào kích thước ván, gỗ
– Giai đoạn sấy 2 : Giai đoạn sấy cuối – Sấy giảm tốc
Giai đoạn này biểu thị quá trình sấy mà ở đó độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ.Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn .Do vậy trong quá trình sấy bước sang giai đoạn sấy 2 sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở mở dần cửa thoát ẩm để tăng dần của môi trường sấy ( làm khô dần môi trường sấy ) hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối
6–Giai đoạn xử lý cuối cùng và làm nguội:
Đối với các loại gỗ dễ sấy ,ván mỏng có thể không cần xử lý cuối ,còn nói chung đối với các loại gỗ khó sấy ,gỗ có kích thước lớn và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy có nhu cầu gia công ngay … thì cần phải xucù tiến giai đoạn xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy .Mục đích của giai đoạn này là làm cân bằng độ ẩm và ứng suẩt trong gỗ để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công
SAU KHI XỬ LÝ CUỐI :
– Mở cửa thoát dẫn khí ( Cửa thoát ẩm )
– Tắt nhiệt hoàn toàn
– Cho quạt chạy liên tục để đẩy dần không khí nóng ra khỏi lò sấy và đưa dần không khí nguội vào lò sấy để làm nguội .Quá trình làm nguội nên tiến hành một cách từ từ và chấm dứt khi nhiệt độ giảm xuống dưới 40 độ c
Kết thúc sấy.