- Tháo vít cấy, bulông- đai ốc
Để tránh làm toét các mặt cạnh của đai ốc ta dùng chìa vặn (cờ lê) có kích thước tương ứng, không dùng cờ lê tấc anh tháo bu lông đai ốc hê mét và ngược lại. Không dùng mỏ lết tháo bu lông đai ốc quá nhỏ gây tròn cạnh.
Không dùng tay công quá dài, mô men quá lớn mở đôt ngôt làm gãy bu lông, đai ốc.
Tháo các bu lông, đai ốc theo thứ tự nhất định, tháo từ ngoài vào trong, tháo từ từ, tháo đối xứng qua tâm để tránh cho chi tiết khỏi vênh, nứt vỡ, đặc biệt là các chi tiết mỏng, bằng gang.
Chú ý: – Các bu lông đai ốc ren trái
– Các bu lông ở vị trí khuất
+ Phương pháp tháo bu lông, vít cấy bị gãy:
Nếu vít cấy hay bu lông bị gãy nhưng vẫn còn nhô lên môt chiều cao nhất định có thể dùng đầu kẹp để tháo. Có hai loại đầu kẹp.
- Đầu kẹp con lãn: Dùng tháo vít cấy hay bu lông nhưng dụng cụ này làm hỏng phần ren vì bị con lăn chèn nát. Đầu kẹp có đuôi 1, có vát cạnh theo đầu đai ốc để lắp chìa vặn, trong thân đầu kẹp có làm rãnh xoắn giữ con lăn 2 để kẹp vào đầu vít cần tháo. Khi quay đầu kẹp vít cấy quay theo. Vành 3 giữ cho con lăn khỏi bị rơi (hình 1.1)
Hình 1.1. Đầu kẹp con lăn có đuôi vát cạnh |
Hình1.2: Đầu kẹp có miếng chặn
Đầu 1 được phay một rãnh bán nguyệt trong đó lắp miếng chặn hai lắc lư trong chốt 3. Lò xo 4 luôn làm cho miếng chặn tì vào vít cấy theo chiều ngược chiều kim đổng hổ trên mặt miếng chặn có khía ren để chèn vào ren của vít cấy.
Khi quay đầu kẹp do bố trí lệch tâm miếng chặn kẹp vào vít cấy và xoay vít cấy đi cùng.
Khi vít cấy hoặc bulông bị gãy sát mặt phẳng chi tiết có thể tháo ra bằng các phương pháp sau:
- Dùng mũi xoáy răng ( hình 1.3.a) có kết cấu là một thanh hình côn bằng thép đã tôi có mặt cắt ngang hình răng cưa và ở chuôi có mặt cắt hình vuông để lắp chìa vặn. Mũi răng được đóng vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy. Sau đó dùng chìa vặn quay mũi xoáy răng. Do ma sát giữa mũi răng và vít cấy rất lớn nên khi quay chìa vặn vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.
- Dùng mũi chiết (hình 1.3.b) có kết cấu hình côn với góc nghiêng nhỏ. Trên mặt côn có xẻ các rãnh trái (góc xoắn bằng 308). Mũi chiết được xoáy
vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy, nhờ cạnh sắc của mũi chiết nên khi xoáy vít cấy được tháo ra khỏi lỗ ren.
Cũng có thể khoan một lỗ trong vít cấy rồi đem ta rô ren, có chiều ren ngược với chiều ren của vít cấy. Dùng một bu lông có đường kính ren tương ứng vặn vào lỗ ren vừa gia công cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.
- Dùng đai ốc: ( hình 1.3.c) có đường kính ren nhỏ hơn so với đường kính ren của vít cấy, hàn đính với phần còn lại của vít cấy. Dùng chìa vặn có kích thước tương ứng. Quay đai ốc nói trên cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.
Hình 1.3: Các phương pháp tháo vít
- Dùng thanh thép (hình 1.3.d) Hàn đính vào phần lồi còn lại của vít cấy bị gãy trước đó phải đặt lvòng đêm ở bên dưới thanh thép ,quay thanh thép nói trên, vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.
Nếu không thể áp dụng một số phương pháp trên để lấy vít cấy ta khoan bỏ và sau đó tarô ren mới có đường kính ren lớn hơn.
- Tháo khớp nối trục
Tháo khớp nối trục bằng chốt:
Dụng cụ để tháo: Dùng đôt, búa để tháo, lực tác dụng đúng tâm chốt, lực tác dụng vừa phải, tránh làm toét đầu chốt, sao cho đường kính đôt phải nhỏ hơn đường kính chốt môt ít. Sau khi đóng thì lấy chốt ra.
Đối với chốt trụ: Ta có thể tác dụng lực vào bất kỳ đầu nào của chốt.
Đối với chốt côn: Thì ta phải tác dụng lực vào đầu nhỏ của chốt côn, ở khớp nối loại này người ta lắp 2 chốt côn ngược chiều nhau. Do vậy khi tháo xong chốt côn thứ nhất, ta tác dụng vào chốt côn kia theo chiều ngược lại (hình 1.4).
Tháo khớp nối trục bằng chốt |
Tháo khớp nối trục kiểu vấu:
Khớp nối trục kiểu vấu hay chính là li hợp vấu. Li hợp vấu gồm nhiều loại: Li hợp răng hình thang, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.. .
Li hợp vấu gồm hai nửa 1 và 2. Nửa1 lắp chặt ở đoạn cuối môt trục bằng then có vít hoặc chốt định vị, nửa 2 lắp di trượt trên đoạn cuối của trục thứ 2.
Phương pháp tháo: Tháo chốt hoặc vít định vị của nửa li hợp môt lắp với trục, sau đó tháo trục ra khỏi nửa li hợp 1. Còn trục của li hợp 2 có thể tháo dễ dàng (Hình 1.5).
Li hợp vấu
Tháo Li hợp ma sát côn
Đặc điểm cấu tạo của ma sát côn gồm 2 đĩa ma sát 1và 2. Đĩa côn 1 chủ đông lắp cố định trên trục. Đĩa côn 2 bị đông lắp di trượt theo chiều trục, mặt làm việc của các đĩa là mặt côn, tạo ra lực ma sát để truyền mômen xoắn.(Hình 1.6)
Khớp li hợp côn ma sát
Phương pháp tháo: Tháo vít định vị trên đĩa chủ đông, sau đó tháo các trục ra khỏi nửa chủ đông và bị đông.
Đối với đĩa côn lắp cố định trên trục có thể dùng vam, máy ép tháo trục ra khỏi đĩa côn.
Tháo li hợp ma sát đĩa.
Li hợp ma sát đĩa gồm các đĩa chủ đông 3, lắp vào rãnh của ống 4 được lắp cố định trên trục dẫn 1. Xen giữa các đĩa 3 là đĩa bị dẫn 2. Khi gạt bạc 6 sang phải phần côn ở đầu bạc sẽ nâng đòn bẩy 8 tỳ vào và ép chặt các đĩa 2,3 với nhau .Đai ốc 5 điều chỉnh khe hở giữa các đĩa (Hình 1.7)
Khớp li hợp ma sát đĩa
Phương pháp tháo: Tháo chốt gạt, trục, tháo ống dẫn số 4, tiếp đó dùng đôt và búa tháo chốt của đòn bẩy 8, tháo đòn bẩy 8, tháo đĩa chủ đông, bị đông, tháo đai ốc 5 và tháo bạc gạt 6.
- Tháo chi tiết lắp chặt ra khỏi trục
Để tháo các chi tiết lắp chặt ra khỏi trục như Bánh răng, nối trục, ổ lăn…v.v
Ta thường dùng các máy ép thuỷ lực đứng hoặc ngang lực đứng hoặc ngang, khi ép các chi tiết có kích thứơc khác nhau có thể dùng các vòng đêm, vòng đỡ để tránh làm sây sát các bề mặt chi tiết và tạo được diên tích mặt tỳ lớn.
Khi không có máy ép thuỷ lực có thể dùng các vam tháo có 2 hoặc 3 móc Nếu dùng vam để tháo ổ lăn.
Rửa và làm sạch chi tiết và cụm máy
Các chi tiết và cụm máy vừa tháo ra phải được chùi sạch mọi vết bẩn, dầu mỡ, đánh sạch gỉ, muôi than v.v…trước khi đem rửa. Muôi than có thể được đánh sạch bằng bàn chải sắt, dao cạo hoặc nhúng vào dung dịch gồm 24g xút ăn da, 35g canxi cacbonnat, 1,5g nước thuỷ tinh, 25g xà phòng lỏng. Tất cả các chất đó được hoà trong 1 lít nước.
Các chi tiết được ngâm trong bể chứa từ 2^3h. Dung dịch được đun nóng đến 80^90°C để tăng hoạt tính. Sau khi lấy các chi tiết ở bể ra đem tráng qua nước lả rồi nước nóng.
Cánh rửa sạch dầu mỡ thuận tiện nhất là dùng dầu hoả, xăng, dầu ma dút. Dầu hỏa, dầu ma dút, xăng dễ bốc hơi và gây đôc hại cho người. Vì vậy tốt nhất là rửa trong bể chuyên ding (hình 1.8) và có các thiết bị bảo hô lao đông thích hợp.
Bể dầu rửa chi tiết máy |
Bể rửa được hàn đính vào khung 1. Bên trong bể có giá để chi tiết (kiểu mắt cáo) và lưới lọc. Nắp bổ được nối bản lề có gắn hai vành hình quạt 4 và liên hệ với bàn đạp 6 bằng xích 5. Khi đạp chân vào bàn đạp 6 nắp bể sẽ mở ra và ta co thể bỏ chi tiết vào bể hoặc lấy ra môt cách thoải mái. Khi nhấc chân khỏi bàn đạp, nắp bể tự đông đóng lại do trong lượng bản thân
Sơ đồ tóm tắt quá trình sửa chữa máy