Chu kỳ cố định phải có chiều sâu cắt, tại đó dụng cụ cắt dừng ăn dao. Chiều sâu được lập trình theo địa chỉ Z trong block chu kỳ. Điểm kêt thúc chiều sâu cắt được lập trình theo giá trị Z, thường thấp hơn mức R về mức ban đầu, riêng chu kỳ G87 là ngoại lệ.
Để đạt được chương trình chất lượng cao, bạn hãy cố gắng lập trình chiều sâu Z được tính toán chính xác, không dự đoán và không làm tròn giá trị đó. Ví dụ, chiều sâu tính toán là 0.6979, bạn không được làm tròn đến 0.6980 hoặc 0.70. Đây không phải là vấn đề thói quen hay phong cách lập trình, mà là nguyên tắc để bảo đảm độ chính xác gia công. Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng xác định nguyên nhân của vấn đề phát sinh trong khi gia công.
Tính toán chiều sâu Z dựa trên các chuẩn dưới đây:
- Kích thước lỗ trên bản vẽ (ớường kính và chiều sâu).
- Phương pháp lập trình tuyệt đối hay số gia.
- Kiểu dụng cụ cắt + chiều dài đỉnh cắt.
- Chiều dày của phôi hoặc chiều sâu đường kính toàn phần của lỗ.
- Các khoảng hở được chọn – trên và dưới phôi (khoảng hở dưới phôi dùng cho các lỗ suốt).
Trên trung tâm gia công đứng, Z0 thường được lập trình ở mặt chi tiết gia công hoàn tất. Trong trường hợp đó, giá trị tuyệt đốì của địa chỉ Z luôn luôn được lập trình theo giá trị âm. Chắc bạn còn nhớ, không có dấu trong địa chỉ trục có nghĩa là giá trị dương của địa chỉ đó. Phương pháp này có một ưu điểm rõ rệt. Nếu nhà lập trình quên viết dấu âm (trừ), giá trị chiều sâu sẽ tự động trở thành giá trị dương. Khi đó, dụng cụ cắt sẽ chuyển động ra xa chi tiết, thường đến khu vực an toàn. Chương trình gia công sẽ không chính xác, nhưng có thể dễ dàng chỉnh sửa, chỉ tốn ít thời gian.
Ví dụ về tính toán chiều sâu Z
Để minh họa ví dụ thực tiễn về tính toán chiều sâu Z, bạn hãy xét chi tiết lỗ trên Hình 24.6. Bạn sẽ dùng mũi khoan ø0.75 inch để gia công lỗ có chiều sâu toàn phần là 2.25 inch. Nếu sử dụng mũi khoan xoắn tiêu chuẩn, bạn cần xét phần đỉnh mũi khoan, góc đỉnh thường là 118-120°, do đó phải cộng thêm 0.225 inch vào chiều sâu đã chuyên biệt:
0.3 X 0.75 = 0.225
2.25 + 0.225 = 2.475
Hình 24.6. Tỉnh toán chiều sâu Z cho chu kỳ khoan cố định.
Dựa trên kết quả này, tổng chiều sâu Z2.475 inch có thể được viết trong chương trình:
G99 G83 X9.0 Y-4.0 R0.1 Z-2.475 Q1.125 F12.0
Chu kỳ khoan khoét G83 được dùng trong ví dụ này để đạt được kết quả gia công theo yêu cầu, dù các giá trị R và Z không thay đổi đối với các chu kỳ G81, G82 hoặc G73. Tính toán chiều dài đỉnh dụng cụ cắt sẽ được trình bày trong Chương 25.
CÁC CHU KỲ CỐ ĐỊNH
Để hiểu cơ chế hoạt động của từng chu kỳ cố định, điều quan trọng là biết cấu trúc bên trong của chu kỳ và các chi tiết về định dạng lập trình. Dưới dây sẽ đánh giá từng chu kỳ cố định một cách chi tiết. Tiêu đề chu kỳ phản ánh định dạng lập trình cơ bản của chu kỳ đó. Phần này còn trình bày các ứng dụng phổ biến của từng chu kỳ gia công.
Mọi chi tiết này đều quan trọng, giúp bạn hiểu bản chất của từng chu kỳ và phương pháp chọn chu kỳ để có kết quả gia công tối ưu. Kiến thức về cấu trúc bên trong chu kỳ còn giúp bạn thiết kế các chu kỳ đặc thù riêng, đặc biệt trong lĩnh vực lập trình macro chuyên biệt.