Truyền động đai là truyền động bằng phương tiện kéo (Trang 429). Chúng truyền mômen xoắn và tốc độ giữa hai trục, và có thể có một khoảng cách lớn hơn so với bộ truyền bánh răng. Vì tất cả các dây làm bằng nhựa hoặc vải dệt, đặc tính của chúng khác biệt đáng kể với các bộ truyền bánh răng hoặc xích.
- Ưu và nhược điểm của bộ truyền đai
Ưu điểm
- Việc truyền lực có tính đàn hồi
- Chạy êm và ít ổn, chịu sốc
- Khoảng cách trục có thể lớn
- Không cẩn thiết bôi trơn
- Phí tổn bảo dưỡng ít
Nhược điểm
- Bị trượt qua sự giãn nở của dây đai
- Qua đó không có tỷ lệ truyền chính xác
- Nhiệt độ ứng dụng bị giới hạn
- Thêm tải trọng lên ổ trục do lực căng cần thiết của dây đai
- Căng dây đai
Tất cả các dây đai phải được căng để công suất có thể được truyền (Hình 1). Điều này được thực hiện qua
- Lắp ráp với lực căng ban đầu hoặc một con lăn căng đai ở khoảng cách trục nhất định,
- Đẩy hoặc quay động cơ khi khoảng cách trục bù có thể được tăng lên.
- Các loại dây đai
Các dây đai được phân chia theo loại kéo theo qua các đai không có răng (lực ma sát) và đai có răng (dạng cứng).
Dây đai không răng
Dây đai không răng truyền lực kéo qua ma sát giữa bề mặt chạy của dây đai và pu li (bánh đai truyền). Theo hình dạng của bề mặt chạy ta phân biệt dây đai dẹt và đai hình thang.
Dây đai dẹt (dây đai bản, dây đai phẳng)
Các lực chu vi trên bánh dẫn và do đó các mômen xoắn có thể truyển phụ thuộc cơ bản vào tính chất của lực căng, hệ số ma sát giữa đai và bánh cũng như góc ôm.
Cấu tạo. Dây đai bản (dẹt) thường được tạo thành bằng hai hoặc nhiều lớp. Lớp chạy được làm bằng da cứng (da crom), có một hệ số ma sát tốt hơn bề mặt chạy bằng thép hay bằng gang. Lớp kéo này được làm bằng nhựa với độ bền kéo cao và giãn nở ít.
Tính năng đặc biệt. Qua tính linh hoạt cao, dây đai có thể đạt được tỷ số truyền động 20:1, khoảng cách nhỏ giữa các trục, tốc độ dây đai cao (lên đến 100 m/s) (Hình 2).
Thí dụ ứng dụng. Bộ truyền động cho máy công cụ, máy dệt, máy làm giấy và bộ truyền động của băng chuyền con lăn, băng tải.
Đai hình thang (cu roa hình thang)
Khi chịu tải, đai hình thang được kéo vào các rãnh của bánh và ép váo các hông rãnh. Lực thẳng góc lớn được thành hlnh cho phép lực ma sát lớn và truyền các mômen xoắn lớn (Hình 1).
Cấu tạo. Đai hình thang được làm bằng một sợi dây kéo polyester, một lõi cao su được gia cố một phần bằng sợi ngang, và bọc ngoài bằng loại vảí chống mài mòn. Đai hình thang với cạnh để mở thì không có bọc ngoài.
Tính chất đặc biệt. Qua kết nối bằng ma sát lớn được tạo ra bởi hiệu ứng nêm, lực căng ban đầu cần thiết thấp hơn so với dây đai dẹt. Nhờ tiết diện cao nên sức kháng uốn cong tương đối cao. Nó có thể được giảm khi phần dưới của đai có răng.
Các loại. Các dây đai hình dạng khác nhau đã được phát triển cho các yêu cẩu khác nhau (Bảng 1).
Dây đai đồng bộ (Dây đai răng)
Đối với dây đai đồng bộ lực truyền không qua ma sát mà qua dạng các răng của đai (kết nối dạng khớp). Dây đai răng kết hợp những ưu điểm của dây đai dẹt và dây đai hình thang với sự không có độ trượt của dây xích.
Các loại. Dây đai đồng bộ (răng) được sản xuất như răng đơn, răng đôi và với nhiều hình dạng răng khác nhau (Hình 2).
Đặc tính nổi bật. Đặc điểm của dây đai đồng bộ (răng) là sức căng ban đầu thấp và do đó chịu tải ít. Nó rất thích hợp cho việc truyền không có độ trượt với công suất vừa và nhỏ.
Thí dụ ứng dụng. Bộ truyền động bước dẫn tiến trong máy công cụ, máy sao chép (Hình 3), máy in, máy bán hàng tự động bằng tiền xu, truyền động trục cam.