1/ Cuộn kháng điện ngâm dầu
Cuộn kháng ngâm dầu dùng cho các trang bị điện đặt ngoài trời, điện áp từ 35 KV trở lên. Nó gồm có một hoặc ba cuộn dây quấn trên lõi cách điện, đặt trong thùng dầu vỏ bằng thép, đựng đầy dầu biến áp. So với cuộn kháng khô, cuộn kháng ngâm dầu có ưu điểm là tránh được ẩm ướt, bụi bặm, thu gọn được kích thước và khối lượng, đặt ở được bất cứ vị trí nào, gồm các vật sắt thép không sợ bị ảnh hưởng từ tính. Tuy nhiên, cấu tạo của nó phức tạp, giá thành cao hơn.
Khi cuộn kháng có dòng điện, từ thông của các cuộn dây sẽ móc vòng qua vỏ máy (vì cuộn kháng không có mạch từ bằng lõi thép), sinh ra dòng điện xoáy làm nóng vỏ máy và tăng tổn hao. Người ta có hai cách để khắc phục hiện tượng này.
- Dùng màn chắn từ; bằng cách đặt giữa cuộn dây 1 và vỏ thùng dầu một tấm kim loại 2 dẫn điện, bằng đồng hay nhôm. Khi cuộn dây có từ thông biến thiên, trong tấm kim loại sẽ cảm ứng ra sức điện động. Do tấm kim loại là vòng dây kín mạch, nên sức điện động cảm ứng sẽ tạo nên dòng điện chạy trong vòng kín đó. Theo định luật Lenxơ, dòng điện này sẽ sinh ra từ thông chông lại sự biến thiên của từ thông trong lòng nó. Kết quả là từ thông tản qua vỏ thùng dầu 3 giảm đi rất nhiều
- Dùng mạch từ phụ, bằng cách lót trong vỏ thùng một lớp thép lá kỹ thuật điện, tạo ra mạch từ phụ cho từ thông cuộn dây móc vòng qua. Vì thép lá dẫn từ tốt hơn râ’t nhiều so với vỏ máy, nên từ thông móc vòng qua vỏ máy giảm đi râ’t nhiều.
2/ Cuộn kháng khô
Cuộn kháng khô dùng cho các trang bị điện trong nhà, điện áp đến 35 KV, là loại điện kháng được sử dụng rất rộng rãi. Cuộn dây đặt hở tròng không khí, làm mát tự nhiên bằng các luồng không khí của phòng. Các vòng dây được cố định qua các trụ đỡ bằng bê tông hoặc bằng gỗ.
Hình trên là vẽ cuộn kháng khô trụ bê tông, điện áp 35 KV. Cuộn dây 3 là dây nhôm, đôi khi dùng đồng, tiết diện lổn, cách
điện bằng giấy cáp (giấy không thấm) và lớp sợi bông tốt bên ngoài. Các vòng dây được lồng vào các trụ bê tông 1. Cuộn kháng quấn xong được tẩm và sơn chịu ẩm. Thông thường ba pha được chồng lên nhau, giữa các pha cách điện bằng sứ đỡ 2. Khi đó, cuộn dây pha giữa phải quấn ngược với hai cuộn dây pha và dưới, nhằm để khi có ngắn mạch hai pha, dòng điện đi vào hai cuộn kháng sẽ tạo ra lực hút nhau, chứ không phải lực đẩy nhau. Lực hút này sẽ cân bằng với lực đẩy giữa các vòng của một pha, và do đó cuộn kháng sẽ đỡ bị biến dạng. Khi lắp đặt và sửa chữa, cần chú ý đến chiều cũng như thứ tự pha của cuộn kháng. Ngoài ra, khi lắp đặt, cần tránh các bộ phận sắt thép đặt quá gần cuộn kháng, làm thay đổi trị số điện kháng của nó.
Cuộn kháng khô phải được đặt trong phòng thông gió tốt, nhiệt độ không quá 35°c và không thay đổi quá đột ngột. Trong qưá trình cuộn kháng làm việc, cần giữ cho lớp sơn mặt ngoài luôn sạch sẽ. Nếu mặt ngoài bị bẩn, hơi nước đọng lại sẽ giảm điện trở bề mặt, gây ra phóng điện mặt ngoài, có hai cho cuộn kháng và dễ dẫn tới sự cố ngắn mạch giữa các pha.
Cuộn kháng bê tông có khuyết điểm là nặng nề và cồng kềnh. Cuộn kháng trạ bằng gỗ hay fibrô xi măng nhẹ hơn, nhưng cấu tạo phức tạp, giá thành cao, và đôi khi làm việc không chắc chắn bằng cuộn kháng bê tông.