Những kim loại nặng quan trọng nhất được sử dụng cho những cấu kiện trong chế tạo máy là đổng, thiếc, kẽm và những hợp kim của chúng. Những kim loại nặng khác thí dụ nhưcrôm, nickel và vanađi được dùng làm hợp kim của thép.
Tên tắt của kim loại nặng
Những tên tắt của kim loại nặng gồm có ký hiệu hóa học của kim loại gốc, theo sau là ký hiệu của nguyên tố hợp kim và số liệu thông tin về hàm lượng bằng phần trăm (Hình 1).
Đặt trước tên kim loại đúc có thể là mẫu tự ghi phương pháp đúc, thí dụ như G cho đúc khuôn cát, GD cho đúc bằng áp lực V. v.Đặt sau tên kim loại có thể là độ bển kéo, thí dụ như R420, tức là độ bền kéo là 420 N/mm[1].
Vật liệu đồng không hợp kim có tên ngắn đặc biệt. Thí dụ: CU-DHP-R220. Ý nghĩa được giải thích phần dưới. Hợp kim đổng dẻo được đặt thêm một tên tắt bằng số (số vật liệu). Tên này gồm có các chữ cw và một số đếm (Hình 2). Có thể tiếp thêm một mẫu tự chỉ nhóm hợp kim.
[1] Những hợp kim không chứa sất có những Ưu điểm nào so với kim loại ròng không chứa sắt?
Vật liệu titan
Tài liệu titan (titan)
Titan có sức mạnh và sức mạnh và sức mạnh của trò chơi. Kim pha trộn tổng hợp kim với Ai hay tài liệu kim cương,, b Thí điển: TÍAI6V4. Giàn cuối cùng, một phần của họ, một phần của họ, không có gì khác nhau.
Vật liệu Ma nhê
Manhê nguyên chất không được dùng làm vật liệu chế tạo, chỉ hợp kim manhê được ứng dụng.
Gia công và ứng dụng
Hợp kim nhồi dẻo manhê, thí dụ MgAI3Zn, có thể làm biến dạng bằng kỹ thuật ép liên tục và rèn khuôn và có thể được gia công có phoi với tốc độ cao. Vì phoi dễ cháy gây ra hỏa hoạn nên nếu có người ta phải dùng bình chữa cháy cấp độ cháy D, nhưng không được dùng nước để dập lửa.
Manhê đúc, thí dụ GD-MgAI8Zn1, phù hợp cho các cấu kiện có thành mỏng như khung máy cưa xích (Hình 3) hay nắp đậy đẩu quy lát.
Trường hợp kết nối những bộ phận làm bằng hợp kim manhê với kim loại khác, phải chú ý tới khả năng bị ăn mòn qua tiếp xúc.
Những loại hợp kim đúc
Đa số những hợp kim đúc của nhôm trộn tới 12% silic. Chất này tác động nâng cao tính đúc, nhưthế cả những thiết kế có thành mỏng cũng được đúc dễ dàng (Hình 3).
Chúng có độ bển cao và sức bển chổng ăn mòn. Thí dụ: EN AC-AISÌ9 => Hợp kim đúc (AC) cho chi tiết thành mỏng có độ bển kéo cao.
Tôi biến cứng (tôi ủ) hợp kim nhôm
Một số hợp kim AI có thể tôi được. Qua nhiệt luyện có chủ đích với sự thay đổi cấu trúc đưa đến việc gia tăng độ bển. Gia công tôi bao gổm ủ hòa đổng hợp kim (sự ủ dung dịch rắn) ở nhiệt độ khoảng 500°c, làm nguội đột ngột trong nước và ủ loại ra. Độ bển cuối cùng sẽ đạt được sau ít ngày.
Tên gọi của hợp kim nhôm
Vật liệu nhôm được gọi bằng một tên ngắn hoặc
bằng một số vật liệu theo chuẩn EN 573.
Tên ngắn gổm có mẫu tự EN AW-AI cho loại vật liệu dẻo và EN AC-AI cho loại vật liệu đúc (Hình 1
và Hình 2).
Tiếp theo là ký hiệu của nguyên tố hợp kim và đôi lúc có số chỉ hàm lượng bằng phần trăm. Sau cùng có thể có thêm phẩn chỉ tình trạng của vật liệu.
Số vật liệu gồm có phẩn chữ gọi ở trên và một số đếm.
Thí dụ: EN AW 6060 (A EN AW-A1 MgSi)