Chất dẻo – còn được gọi là nhựa hay plastic – là vật liệu hữu cơ được tổng hợp nhân tạo.Chúng được chế tạo từ nguyên liệu thô, thí dụ như dầu thô, qua sự biến đổi hóa học (tổng hợp). Chất dẻo còn được gọi là chất hữu cơ vì chúng hình thành từ sự kết nổi các chất hữu cơ như carbon hay silic.
Đặc tính và ứng dụng
Ngày nay chất dẻo giữ một vị trí quan trọng trong kỹ thuật. Sự ứng dụng đa dạng của chất dẻo dựa vào đặc tính cũng như khả năng có được nhiều tính chất rất khác biệt (Bảng 1).
Những đặc tính điển hình cùa chất dẻo là:
Tỷ trọng thấp
Tùy theo loại cứng, dễ uốn cong hoặc đàn hổi Cách điện và dẫn nhiệt thấp
Có tính bền đối với thời tiết và chịu hóa chất Bề mặt trơn bóng, có thể dùng trang trí Gia công định hình với giá thành hợp lý
Nhựa nhiệt dẻo
Nhựa nhiệt dẻo được xem là nhóm chất dẻo lớn nhất về số lượng. Điểu này nằm ở chỗ có nhiều loại nhựa nhiệt dẻo với những thuộc tính hoàn toàn khác nhau và trước hết là các sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn có giá thành hợp lý bằng đúc phun và ép đùn.
Ngoài ra chúng có thể được gia công tiếp tục qua biến dạng nóng và hàn.
Polyethylen (PE)
Đặc tính: không màu sắc, mềm như sáp, bể mặt trơn, hình dạng chịu nhiệt ổn định đến 80°c, có độ bền chịu axit và kiềm. Có thể được sản xuất hàng loạt với giá thành thấp.
Polyethylen áp suất thấp: Cứng, khó uốn cong Polyethylen áp suất cao: Mềm, dễ uốn cong, ứng dụng: PE-áp suất thấp (cứng): Bình chứa, ống dẫn, bồn chứa dung tích lớn, vòng ổ bi (Hình 1).
PE-áp suất cao (mềm): Vòi, màng đàn hồi để đóng gói bao bì và co rút bằng nhiệt.
Polypropylen (PP)
Đặc tính: Rất giống PE- Áp suất thấp (cứng), tuy nhiên có thể chịu nhiệt lên đến 130°c mà vẫn không bị biến dạng, ứng dụng: Các bộ phận trong máy giặt, các bộ phận xe ô-tô, thùng chứa, bình nhiên liệu.
Polyvinylchlorid (PVC)
Đặc tính: không màu, bền đối với hóa chất PVC-cứng: Cứng, dai, khó bẻ gãy.
PVC-mềm:có tính đàn hổi như cao su mềm hay giống như da động vật. PVC cứng được trộn thêm chất phụ gia gọi là chất làm mềm để chế tạo PVC mềm. ứng dụng: PVC cứng: ống dẫn nước thải, vỏ/khung, khung cửa sổ, van. PVC mềm: simili (da giả), vòi, giày ống cao, găng tay bảo hộ, vỏ bọc dây dẫn điện (Hình 2).
Polystyren (PS)
Đặc tính: Chất lượng bề mặt cao, có sức bển chịu axit loãng và kiềm. Polystyren nguyên chất rất cứng, giòn và dễ vỡ/gãy khi bị va đập. Polystyren đổng trùng hợp. Tính giòn của polystyren sẽ bị loại bỏ khi được trộn thêm acrynitril, butadien có tính đàn hồi như cao-su hoặc cả hai (các polyme đồng trùng hợp ABS, SAN và ASA). Bằng cách này người ta có được các loại nhựa cứng và dai chịu được va đập. ứng dụng: vỏ máy và thiết bị, vỏ bảo vệ ô-tô và cấc bộ phận được định dạng bằng vật liệu xốp (chất dẻo bọt) (Hình 3).
Polystyren xốp: Polystyren được tạo xốp bằng chất tạo bọt là vật liệu xốp cứng với cấu trúc có nhiều lỗ rỗng bên trong có tỷ trọng thấp koảng 0,02 kg/dm3 và có tính cách nhiệt tốt. Tên thương mại: Styropor, Hostapor. ứng dụng: Tấm cách nhiệt, vật liệu đóng gói.
Polycarbonate (PC)
Đặc tính: trong và sáng nhưthủy tinh, không bị khúc xạ. Độ bển cao, dai chịu va đập, không vỡ. bển chịu axit loãng và kiềm. Tính bển nhiệt ít bị biến dạng, ổn định kích thước cao, cách điện tốt, dê gia công bằng đúc phun. Tỷ trọng Q: 1,2 kg/dm3 (trọng lượng nhẹ hơn bằng nửa kính thủy tinh cửa sổ bình thường), ứng dụng: Kính không vỡ, quạt gió, công tắc điện và ổ cắm điện, thiết bị vẽ (Hình 4).
Nhựa đàn hồi (Elastomere)
Nhựa đàn hổi được cấu tạo từ các chuỗi polyme cuộn tròn lại với nhau và thêm vào đó, được kết mạng thưa tại một vài vị trí (Hình 3).
Qua sự tác động của lực bên ngoài, nhựa đàn hổi có thể biến dạng đàn hổi nhiểu lần so với kích cỡ ban đầu và trở lại dạng ban đẩu sau khi không còn lực tác động. Người ta gọi chất dẻo mang tính đàn hổi này như cao-su là nhựa đàn hổi. Khi bị nung nóng tính chất đàn hồi cao su chỉ bị thay đổi rất ít, chúng chỉ trở nên mềm hơn một tí. Khi nung quá cao chúng sẽ tự phân hủy.
Nhựa đàn hổi có tính co giãn nhưcao su, không thể biến dạng nóng và không thể hàn được.