Để tránh làm toét các mặt cạnh của bulông- đai ốc ta dùng chìa vặn (cờ lê) có kích thước tương ứng, không dùng cờ lê hệ anh tháo bu lông đai ốc hệ mét và ngược lại. Không dùng mỏ lết tháo bulông- đai ốc quá nhỏ gây tròn cạnh.
Không dùng tay công quá dài, mô men quá lớn mở đột ngột làm gãy bulông- đai ốc
Tháo các bulông- đai ốc theo thứ tự nhất định, tháo từ ngoài vào trong, tháo từ từ, tháo đối xứng qua tâm để tránh cho chi tiết khỏi vênh, nứt vỡ, đặc biệt là các chi tiết mỏng, bằng gang.
Chú ý: – Các bulông- đai ốc ren trái
– Các bulông- đai ốc ở vị trí khuất
+ Phương pháp tháo bulông- đai ốc, vít cấy bị gãy:
Nếu vít cấy hay bu lông bị gãy nhưng vẫn còn nhộ lên một chiều cao nhất định có thể dùng đầu kẹp để tháo. Có hai loại đầu kẹp.
- Đầu kẹp con lăn: Dùng tháo vít cấy hay bu lông nhưng dụng cụ này làm hỏng phần ren vì bị con lăn chèn nát. Đầu kẹp có đuôi 1, có vát cạnh theo đầu đai ốc để lắp chìa vặn, trong thân đầu kẹp có làm rãnh xoắn giữ con lăn 2 để kẹp vào đầu vít cần tháo. Khi quay đầu kẹp vít cấy quay theo. Vành 3 giữ cho con lăn khỏi bị rơi (hình 1.1)
Hình 1.1. Đầu kẹp con lăn có đuôi vát cạnh |
b. Đầu kẹp có miếng chặn: Dùng để tháo các vít cấy nhưng không làm hỏng phần ren (hình 2.2.)
Đầu 1 được phay một rãnh bán nguyệt trong đó lắp miếng chặn hai lắc lư trong chốt 3. Lò xo 4 luôn làm cho miếng chặn tì vào vít cấy theo chiều ngược chiều kim đồng hổ trên mặt miếng chặn có khía ren để chèn vào ren của vít cấy.
Khi quay đầu kẹp do bố trí lệch tâm miếng chặn kẹp vào vít cấy và xoay vít cấy đi cùng.
Khi vít cấy hoặc bulông bị gãy sát mặt phẳng chi tiết có thể tháo ra bằng các phương pháp sau:
- Dùng mũi xoáy răng ( hình 1.3.a) có kết cấu là một thanh hình côn bằng thép đã tôi có mặt cắt ngang hình răng cưa và ở chuôi có mặt cắt hình vuông để lắp chìa vặn. Mũi răng được đóng vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy. Sau đó dùng chìa vặn quay mũi xoáy răng. Do ma sát giữa mũi răng và vít cấy rất lớn nên khi quay chìa vặn vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.
- Dùng mũi chiết (hình 1.3.b) có kết cấu hình côn với góc nghiêng nhỏ. Trên mặt côn có xẻ các rãnh trái (góc xoắn bằng 308). Mũi chiết được xoáy
vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy, nhờ cạnh sắc của mũi chiết nên khi xoáy vít cấy được tháo ra khỏi lỗ ren.
Cũng có thể khoan một lỗ trong vít cấy rồi đem ta rô ren, có chiều ren ngược với chiều ren của vít cấy. Dùng một bu lông có đường kính ren tương ứng văn vào lỗ ren vừa gia công cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.
- Dùng đai ốc: ( hình 1.3.c) có đường kính ren nhỏ hơn so với đường kính ren của vít cấy, hàn đính với phần còn lại của vít cấy. Dùng chìa văn có kích thước tương ứng. Quay đai ốc nói trên cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.
- Dùng thanh thép (hình 1.3.d) Hàn đính vào phần lồi còn lại của vít cấy bị gãy trước đó phải đặt l vòng đệm ở bên dưới thanh thép ,quay thanh thép nói trên, vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.
Nếu không thể áp dụng một số phương pháp trên để lấy vít cấy ta khoan bỏ và sau đó tarô ren mới có đường kính ren lớn hơn.