TẨY GỈ KIM LOẠI
1. Tẩy gỉ sắt thép
Tẩy lớp ôxit trên bề mặt sắt thép có hai kim loại tẩy mạnh và tẩy nhẹ. Thành phần và chế độ công nghệ dung dịch tẩy mạnh xem bảng 3 – 1,3 – 2, 3 – 3.
2. Tẩy nhôm và hợp kim nhôm
Nhôm là kim loại lưỡng tính, có thể tiến hành tẩy trong dung dịch axit và kiềm. Khi tẩy trong dung dịch kiềm hoàn thành hai công nghệ tẩy dầu và tẩy lớp ôxit. Nếu tẩy trong dung dịch axit, cần phải tẩy dầu triệt để. Thành phần dung dịch và chế độ công nghệ xem bảng 3-4.
- Tẩy kẽm và hợp kim kẽm
Thành phần và chế độ làm việc xem báng 3-5.
4. Tẩy đồng và hợp kim đồng
Tốc độ hòa tan của các thành phần trong hợp kim đồng trong các dung dịch axit khác nhau thì khác nhau.
>> Vì vậy trước khi tẩy đổng phái tìm hiểu thành phần hợp kim, căn cứ vào thành phần hợp kim đê’ chọn tỷ lệ pha chế các thành phẩn dung dịch tẩy. Tẩy nhẹ đổng và hợp kim đồng đế hoạt hóa bế mặt trước khi mạ, nâng cao độ bám chắc của lớp mạ với kim loại nền. Thành phần và chế độ công nghệ tây đồng và hợp kim đổng xem bảng 3-6.
5. Những điểm chú ý khi tẩy axit
a. Khi tẩy trong HCl, dung dịch mới pha có tỷ lệ nước : axit HCl là 2 : 1. Nếu quá loãng tác dụng tẩy yếu, nếu dặc quá hơi axit bay ra nhiều, thao tác không thuận lợi. Nhũng sản phẩm cần chính xác. dể chống sự quá ăn mòn cho thêm vào dung dịch tẩy 2 – 3% urotropin.
b. Khi tẩy trong dung dịch HC1 không được gia nhiệt, nếu không HC1 bay hơi, Urotropin cũng bị phân huỷ, sản phẩm bị ăn mòn mạnh.
c. Sản phẩm là đồng không tẩy trong dung dịch axit HC1.
d. Khi tẩy nhẹ, không để thời gian quá dài nếu không sẽ gây ăn mòn, ảnh hưởng đến độ bóng của sản phẩm.
e. Bể tẩy đồng và hợp kim đồng, nếu thế tích không lớn, khi làm việc liên tục sẽ quá nhiệt, nhiệt độ cao, gây nên sự ăn mòn. Để tránh hiện tượng này không tẩy tập trung, mỗi lần tẩy không quá nhiều, khống chế thời gian tẩy.