ÔXI HÓA HỌC NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM
1. Công nghệ ôxi hóa hóa học
Ôxi hóa hóa học được lớp màng ôxi hóa mỏng (độ dày 0,5 – 3 pm), nhiều lỗ, khả nâng hấp phụ tốt, mềm, không chịu mài mòn, độ bền chống gỉ thấp hơn ôxi hóa điện hóa. Vì vậy, ngoài công dụng đặc biệt, nó không có tác dụng bảo vệ, thông thường chỉ làm lớp lót cho sơn.
Thiết bị ôxi hóa hóa học đơn giản, thao tác thuận tiện, năng suất cao, giá thành thấp, phạm vi sử dụng rộng rãi. Những chi tiết có kích thước lớn hoặc tổ hợp chi tiết, chi tiết rất nhỏ, không dùng phương pháp điện hóa được, thường dùng phương pháp ôxi hóa học. Thành phần dung dịch có thể phân làm các loại hệ muối crôm tính kiềm, hệ muối crôm, hệ muối crôm và muối molytđat, dung dịch chủ yếu gồm muối crôm, muối bi crômat và muối nitrat… cũng có thể sử dụng một ít H202 và KM11O4. Để tiến hành ôxi hóa hóa học, có thể căn cứ vào tác dụng cụ thể của màng ôxi hóa mà chọn loại dung dịch.
a. Công nghệ ôxi hóa học
Xem bảng 17 – 1.
b. Xử lý sau khi ôxi hóa
Chi tiết sau khi oxi hóa cần phái xử lý, cụ thể công nghệ xem bảng 17-2.
2. Pha chế dung dịch
Nếu hóa chất là chất rắn, trước tiên cho vào bể mạ nước cất có thể tích 2/3 bể, sau đó cho từng loại hóa chất rắn đến khi hòa tan hoàn toàn, sau đó cho axit và các hóa chất khác. Cần phải khuấy dung dịch, tiến hành ôxi hóa tấm nhôm lá đến khi dung dịch ổn định. Dung dịch mới pha, hợp chất Flo ở mức độ giới hạn dưới.
3. Bảo vệ công nghệ
– Bảo đảm dung dịch khống có dầu mỡ tạp chất;
– Cần định kỳ lọc dung dịch để loại lạp chất thông thường, nửa năm xử lý một lần. Nếu ôxi hóa nhiều chi tiết thời gian xử lý ngắn lại;
– Không cho các dung dịch khác rơi vào dung dịch;
– Ôxi hóa tính axit, nhiệt độ không cao quá. đẽ tránh ion Flo bay hơi;
– Định kỳ phân tích dung dịch, điều chinh các thành phần theo kết quả phân tích.