BỊT LỖ MÀNG ÔXI HÓA ĐIỆN HÓA
Bề mặt nhôm sau khi ôxi hóa điện hóa có nhiều lỗ xốp, so với diện tích bề mật, có diện tích lớn, hoạt tính hóa học cao. Vì thế cần phải tiến hành xử lý bịt lỗ, để đề phòng lỗ xốp hấp phụ các chất bẩn, sau khi nhuộm mất tác dụng. Phương pháp bịt lỗ xem bảng 17- 19.
1. Bịt lỗ nước sôi
Al2O3, tác dụng với nước nhiệt độ cao, sinh thành Al2O3 H2O3 thể tích màng ôxi hóa nở ra, bịt lỗ xốp. Nước bịt lỗ xốp cần dùng nước khứ ion, để tránh tạp chất vi lượng, kiềm chế phản ứng với nước, dẫn đến bịt lỗ không có hiệu quả hoặc làm giảm độ trong suốt của màng. Những tạp chất có hại là F-1, Cl-1, SO4-2, PO4-3 … Ngoài ra, cần phải khống chế chế độ pH, pH nâng cao làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng nếu cao quá, sẽ gây kết tủa hyđrôxit trên bề mặt màng, nhưng nếu pH thấp, tốc độ phản ứng thủy phân chậm. Thông thường, khống chế pH trong phạm vi pH = 5,5 – 6,5.
2. Bịt lỗ bằng hơi nước
Nguyên lý cũng giống như bịt lỗ bàng nước sôi, nhưng cần khống chế áp suất và nhiệt độ. Nhiệt độ cao, độ cứng và chịu mài mòn màng ôxi hóa giảm. Khống chế áp suất: p = (1 – 3) X 105Pa, nhiệt độ hơi nước 100-110°c. Bịt lỗ bằng hơi nước giá thành cao.
3. Bịt lỗ muối vô cơ
Muối vô cơ có tác dụng gây phản ứng thuỷ phân với màng ôxi hóa, hình thành hợp chất hyđrôxit hoặc kim loại điền đầy lỗ xốp có tác dụng bịt lỗ.
4. Bịt lỗ nhiệt độ thường
Bịt lỗ nhiệt độ thường là phương pháp bịt lỗ được dùng rộng rãi trong thời gian gần dày. Do liến hành ở nhiệt độ thấp, cần phải có sự trợ giúp của chất xúc tiến, sử dụng phương pháp này, thao tác đơn giản, được màng ôxi hóa độ cứng cao. Khuyết điểm của phương pháp này là cần tiến hành xử lý lão hóa, dung dịch có ion F 1 , xử lý nước thải khó khăn.
Chất bịt lỗ thường dùng là hệ Ni – F và hệ Ni – Co – F, căn cứ vào yêu cầu khác nhau mà cho thêm các chất phụ gia khác nhau, như chất tạo phức, chất làm đệm, chất hoạt động bề mặt… Ảnh hưởng các nhân tố khi bịt lỗ ở nhiệt độ thường, gồm các nhân tố sau:
a. lon Ni+2 và F -1
lon Ni +2 là chất bịt lỗ, F~’ là chất xúc tiến. Hiệu quả bịt lỗ phụ thuộc vào hàm lượng ion Ni+2, hàm lượng lớn hơn 7mg/dm2. hiệu quả bịt lỗ tốt, trong sản xuất phải bổ sung F-1.
b. pH
pH < 5,5, phản ứng thủy phân bị kiềm chế, hiệu quả bịt lỗ kém. pH > 6,5 ion kim loại chuyển thành hợp chất hyđrôxit kim loại, làm tổn thất hiệu quả bịt lỗ, pH khống chế trong phạm vi 5,8 – 6,2.
c. Nhiệt độ bịt lỗ
Tốc độ bịt lỗ thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ cao, tốc độ bịt lỗ cao. Nhiệt độ thấp hơn 20°c, tốc độ bịt lỗ chậm, nhiệt độ cao hơn 40 độ c, dễ hòa tan. Nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 30 – 35 độ C.
d. Tạp chất
Trong dung dịch thường có dạng kết tủa, chủ yếu là hợp chất của nhôm, không ảnh hưởng đến chất lượng bịt lỗ, có thê loại bỏ bầng phương pháp lọc. Nếu dung dịch có ion F-1, Cl-1 , SO4 -2, PO4-3… hàm lượng quá cao không thể bịt lỗ được.