KIỂM TRA ĐỘ BÁM CHẮC LỚP MẠ
Độ bám chắc lớp mạ không tốt, nguyên nhân chủ yếu do khâu chuẩn bị bề mặt trước khi mạ không tốt. Ngoài ra độ bám chắc còn chịu ảnh hưởng của thành phần dung dịch, chế độ làm việc, hệ số nở nhiệt giữa kim loại nền và lớp mạ.
Có nhiều phương pháp để kiểm tra dộ bám chắc lóp mạ với kim loại nền. Phương pháp kiểm tra độ bám chắc dựa trên cơ sở sự khác nhau của tính năng cơ khí vật lý của lớp mạ và kim loại nền, tức là mảu mạ chịu tác dụng trực tiếp của ngoại lực, nhiệt độ gây nên sự biến dạng không đồng đều. Chọn phương pháp nào phải cãn cứ vào từng chi tiết và kim loại mạ.
1. Thí nghiệm uốn cong
– Mẫu mạ kẹp trên êtô, uốn cong đi cong lại nhiều lần, đến khi mẫu mạ đứt rời ra, lớp mạ không bị bong hoặc phóng đại 4 lần để kiểm tra lớp mạ vẫn bám chắc với kim loại nền.
– Dây kim loại mạ có đường kính dưới 1 cm, quấn quanh trục có đường kính gấp 3 lần đường kính dây, thành 10 – 15 vòng kín khít, lớp mạ không có hiện tượng bong.
2. Thí nghiệm dũa
– Mẫu mạ kẹp trên êtô, dùng dũa để dũa di cạnh lớp mạ. Bề mặt dũa tạo thành góc 45 độ với bề mặt lớp mạ đến khi kim loại nền lộ ra. lớp mạ không bị bong.
3. Thí nghiệm vạch
– Dùng dao nhỏ vạch ngang, dọc trên bề mặt lớp mạ. cho tới khi kim loại nền lộ ra, sô’ lượng vạch, cự ly giữa các vạch không hạn chế quan sát lớp mạ không có hiện tượng bong.
4. Thí nghiệm gia nhiệt
Chi tiết mạ đưa vào tủ sấy hoặc lò nung, gia nhiệt thời gian 0,5 – 1 giờ, sau đó làm nguội trong nước ở nhiệt độ thường, lớp mạ không bi bong rộp.
Nhiệt độ thí nghiệm xem bảng 22 – 1.
5. Kiểm tra chất lượng lớp mạ trên nhựa
Kiểm tra chất lượng lớp mạ trên nhựa chủ yếu kiểm tra độ bám chắc và ổn định nhiệt.
a. Kiểm tra độ bám chắc
– Kiểm tra độ bám chắc bằng phương pháp bóc và phương pháp kéo:
Phương pháp bóc là: trên bề mặt đầu mẫu chất dẻo, vạch đường có độ rộng nhất định và lật lên một đầu, kéo lớp mạ theo đường thẳng góc với tấm mẫu chất dẻo. Lực bóc lớp mạ có đơn vị tính kg/cm.
Phương pháp kéo là: trên bề mật tấm mẫu chất dẻo, vạch ra vùng có diện tích nhất định, dùng đầu kẹp để kẹo lớp mạ. Lực kéo đo được khi kéo lớp mạ, đơn vị tính kg/cm2.
b. Kiểm tra tính ổn định nhiệt
Do hệ số nở nhiệt của lớp mạ và chất dẻo khác nhau rất lớn, khi nhiệt độ thay đổi sinh ra ứng lực hoặc làm giảm độ bám chắc giữa lớp mạ và kim loại. Tính ổn định nhiệt phụ thuộc rất lớn vào độ dày và tính chất lớp mạ.
Thí nghiệm đột ngột thay đổi nhiệt độ
Thí nghiệm sự thay đổi nhiệt độ trong phạm vi quy định. Thay đổi nhiệt độ của lớp mạ trên chất dẻo, quan sát ớ phạm vi nhiệt độ này là sự phá hỏng bề mặt và làm giảm độ bám chắc. Khi thí nghiệm dùng phạm vi nhiệt độ cao, thấp, số lần thí nghiệm, căn cứ vào điều kiện sử dụng và môi trường sử dụng mà áp dụng. Ví dụ: thí nghiệm chi tiết chất dẻo mạ của ôtô như sau:
– Đặt trong tủ sấy 85°c, thời gian 1 giờ.
– Đặt ớ nhiệt độ thường, thời gian 15 phút.
– Đặt trong tủ lạnh – 40°c, thời gian 1 giờ.
– Đặt ở nhiệt độ thường, thời gian 15 phút.
Qua 4 lần như vậy, nếu độ bám chắc vẫn tốt thì lớp mạ đạt yêu cầu.
Thí nghiệm chịu nhiệt
Thí nghiệm lớp mạ trên chất dẻo chịu nhiệt độ cao nhất, chi tiết đưa vào tủ sấy đẳng nhiệt, gia nhiệt đến nhiệt độ nhất định, thời gian 2 giờ quan sát hiện tượng bong, rộp của lớp mạ. Nếu chi tiết không có gì thay đổi tiếp tục tăng nhiệt 5°c. Tiếp tục thí nghiệm nhiều lần đến khi phá huỷ lớp mạ, ta được nhiệt độ cao nhất mà lớp mạ chịu được.