ĐO ĐỘ XỐP LỚP MẠ
Số lỗ lớn nhỏ trên bề mặt lớp mạ đến kim loại nền gọi là lỗ xốp. Số lượng lỗ xốp ảnh hưởng đến tính nâng bảo vệ lớp mạ, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng lớp mạ.
Có nhiều phương pháp để đo độ xốp: phương pháp quét lên lớp mạ, phương pháp dán giấy lọc, phương pháp ngâm.
Phương pháp dán giấy lọc
Phương pháp dán giấy lọc để xác định độ xốp lớp mạ một lớp hoặc nhiều lớp: đồng, niken, crôm, niken – crôm, đồng – niken, đồng – niken – crôm trên sắt thép và hợp kim đồng.
Quy trình kiểm tra:
– Bề mặt mẫu phải tẩy sạch dầu mỡ, dùng nước cất rửa sạch, để khô. Nếu lấy vật mạ ở trong bể ra không cần phải tẩy dầu. Dán giấy lọc có thấm dung dịch lên bể mặt vật mạ, thành phần dung dịch và điều kiện xác định xem bảng 22 – 4. Sau đó rửa sạch, để khô trên tấm thủy tinh sạch.
– Để làm hiện rõ lỗ xốp có thể nhỏ trên giấy lọc dung dịch K3Fe(CN)6 4%, khi có lỗ xốp trên nền sắt xuất hiện màu xanh, trên nền đồng và hợp kim đồng xuất hiện màu nâu đỏ. Rửa sạch, đặt trên tấm thủy tinh, sấy khô.
– Cách tính lỗ xốp: Dưới ánh sáng ban ngày hay đèn, quan sát các điểm có màu trên lớp mạ. Đặt tấm thủy tinh hữu cơ có vạch 1 cm2, sau đó đối chiếu với toàn bộ số lỗ đếm được. Căn cứ vào diện tích giấy lọc tiếp xúc với bề mặt lớp mạ mà tính toán số lỗ trên 1 cm2, đó là độ xốp lớp mạ. Xem Bảng 22 — 4.