MẠ HÓA HỌC TRÊN BỀ MẶT CHẤT DẺO
Mạ trên chất dẻo là một trong công nghệ quan trọng để gia công lần thứ hai chất dẻo, làm cho kim loại bám chắc trên bề mặt chất dẻo. Mạ trên chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử, dụng cụ y tế, đồng hồ đo, chi tiết xe ôtô, chi tiết máy và sản phẩm tiêu dùng hàng ngày …
1. Quy trình công nghệ mạ trên chất dẻo
Tạo hình thành phẩm —» Làm sạch (tẩy dầu) —» Rửa nước —» Làm thô hóa học (ăn mòn) —» Rửa nước —> Hoạt hóa—» Rửa nước —» Làm nhạy —> Rửa nước —» Hoạt hóa —» Rửa nước —» Mạ hóa học —» Thành phẩm.
2. Xử lý bề mặt chi tiết chất dẻo
a. Tẩy dầu
Dầu mỡ và các loại bụi bẩn trên bề mặt chất dẻo ảnh hưởng đến độ bám chắc của lớp mạ với chất dẻo, vì thế cần phải làm sạch bề mật. Còng nghệ tẩy dầu mỡ điển hình, xem bảng 16 – l.
Trong quá trình tẩy dầu, phải lay động chi tiết để tẩy dầu triệt để. Sau có rửa nước sạch cẩn thận, vẩy khô hoặc ngâm trong dung dịch H2S04 80%, sau đó tiến hành làm thô.
b. Làm thô hóa học
Mục đích làm thô hóa học là làm cho bề mặt chất dẻo thô, để làm tăng độ bám của chất dẻo với kim loại, làm thô bề mặt chất dẻo thân nước, tiến hành hấp thụ đồng đều. Dung dịch làm thô có thể phân làm hai loại: hệ dung dịch Cr03 – H2S04 – H20 và hệ CrO3 – H2S04 – H3P04. Điều kiện làm thô xem bảng 16-2.
Chú ý: Dung dịch 1 và 3 dùng cho mạ điện, dung dịch 2 và 4 dùng thông thường.
3. Làm nhạy
Làm nhạy là làm cho bề mặt chất dẻo hấp phụ một lớp dỗ ôxi hóa (thí dụ ion Sn+2), khi xử lý hoạt hóa sẽ sinh ra phản ứng ôxi hóa khử, trên bề mặt chi tiết hình thành màng kim loại quý có tác dụng xúc tác. Chất khử hoạt hóa thường dùng là SnCL, TiCL … dung dịch làm nhạy thường dùng là SnCL. Thành phần dung dịch và chế độ công nghệ xem bảng 16-3.
Chú ý : Trong dung dịch còn cho thêm hạt thiếc.
4. Hoạt hóa
Để tạo thành lớp màng mỏng dẫn điện, tạo lớp mạ đồng, cần phải tiến hành xử lý hoạt hóa. Dung dịch hoạt hóa thường dùng là PdCl2. AUC12. hoặc AgNO3, phản ứng hóa học như sau:
2Ag++ Sn+2 — Sn+4+ 2Ag
Pd+2 + Sn+2 -» Sn+4 + Pd
Thành phản dung dịch và chế độ công nghệ xem bảng 16-4.
Chú ý:
– Dùng nước cất để pha chế
Chuẩn cho đến khi dung dịch từ màu nâu thành màu trong suốt thì dừng lại. PdCL khó hòa tan trong nước, vì thế cần gia nhiệt HCl, sau đó cho PdCl2 hòa tan để tạo thành PdCl4+2 Pha chế dung dịch AgNO3 cần phái dùng nước cất, để đề phòng ion Clo có trong nước phản ứng với AgNO3 tạo thành kết tùa AgCl.
>> Điều đáng chú ý là: Làm nhạy và hoạt hóa tiến hành từng bước để bảo đảm trung tâm kết tinh mật độ cao, bảo đảm sự bám chắc của lớp mạ. Nhưng dung dịch làm nhạy dễ ôxi hóa, cần phải tiến hành rửa triệt để, vì thế hiện nav đề xuất phương pháp mới, dùng keo Plađi trực tiếp. Hoạt hóa, tức là tiến hành đồng thời làm nhạy, hoạt hóa, gọi là xúc tác. Pha chế dung dịch xúc tác như sau: PdCh 0,2 – 0,3 g/1, SnCL 10 – 40 g/1, HC1 100 – 200 ml/l. Điều kiện xử lý: nhiệt độ 40°c, thời gian 2-3 phút.