MẠ TRÊN NHỰA ABS
1. Công nghệ mạ
a. Công nghệ xừ lý trước mạ
Công nghệ xử lý trước khi mạ bao gồm xử lý bề mặt, kiểm tra nội ứng lực, tẩy dầu và làm thô.
– Xử lý bề mặt
Nhựa ABS trong quá trình tạo hình trong khuôn có ứng lực dư. Những chỗ có ứng lực làm cho độ bám chắc lớp mạ không tốt gây hiện tượng tượng rộp bọt khí. Thông thường xử lý bề mật trong axêton 20%, ngâm trong thời gian 5 – 10 phút. Phương pháp khử ứng lực trong tủ sấy, nhiệt độ 80°c, thời gian ít nhất là 8 giờ.
– Phương pháp kiểm tra ứng lực nội
Ngâm sản phẩm ABS tạo hình trong axit axêtic, thời gian 2-3 phút sau đó rửa sạch bề mật để khô. Quan sát trên kính hiển vi phóng đại 40 lần, nếu như trên bể mặt có màu trắng, có nhiều vết nứt, chứng tó ứng suất nội chất dẻo rất lớn, không thể mạ được, cần phải xử lý khử ứng suất. Nếu như chất dẻo có màu nguyên bản, chứng tỏ không có ứng suất nội hoặc ứng suất nội rất nhỏ.
– Tẩy dầu
Có rất nhiều dung dịch tẩy dầu có thể pha chế như sau:
Na3P04 20 g/1 Chất nhũ hóa 1 ml/1
NaOH 5g/1 Nhiệt độ 60 độ C
Na2CO, 20 g/1 Thời gian 30 phút
>> Sau khi tẩy dầu cần phải rửa trong nước nóng, sau đó rửa sạch trong nước thường, trung hòa trong axit H2S04 5%, rửa, tiến hành làm thô. Làm như vậy mới đảm báo kéo dài thời gian sử dụng dung dịch làm thô.
– Làm thô
Phương pháp làm thô nhựa ABS có ba loại: Loại hàm lượng H2S04 cao, loai hàm lượng Cr03 và loại H3PO4, để bảo vệ môi trường nên dùng loại H2S04cao.
Chi tiết sau khi làm thô phải rửa nước sạch. Vì nồng độ Cr03 rất cao nên cần phải rửa thu hồi, sau đó rửa nhiều lần ngâm trong dung dịch HC1 5%, cuối cùng rửa sạch rồi mới tiến hành công đoạn sau.
2. Công nghệ mạ hóa học
a. Làm nhạy
Dung dịch giảm nhạy:
SnCL 10g/1 Nhiệt độ 15-30°c
HCI 40 ml/1 Thời gian 3-6 phút
Trong dung dịch làm nhạy cần cho thiếc hạt tinh khiết, dể kiềm chế sinh ra Sn+4. Chi tiết sau khi làm nhạy, rửa sạch, cuối cùng phải rửa bàng nước cất mới tiến hành hoạ hóa.
b. Hoạt hóa muối bạc
AgNO, 3 – 5 g/1
Cho từng giọt NH4OH đến khi dung dịch trong suốt, nhiệt độ thường, thời gian 5-10 phút. Nếu như dùng phương pháp hoạt hóa keo plađi. khôn g cần công nghệ làm nhạy, sau khi hoạt hóa, thêm công nghệ hòa tan keo.
c. Hoạt hóa muối palađi
Dung dịch hoạt hóa muôi palađi:
Pdcụ 0,2 – 0,4 g/1 Nhiệt độ 25 – 40°c
HCI 1 – 3 ml/1 Thời gian 3-5 phút
Chi tiết được hoạt hóa nếu không được rửa sạch mà đưa vào dung dịch mạ đồng hóa học sẽ gây nên tự xúc tác phân hủy dung dịch mạ, điểm này cần phải hết sức chú ý.
d. Mạ đồng hóa học
Mạ đồng hóa học được sử dụng rộng rãi trong mạ. chất khử HCHO có tác dụng khử rất mạnh trong dung dịch kiềm. Do dung dịch mạ đồng dễ bị phân hủy, nên khi pha chế phân ra làm hai loại Avà B. Khi sử dụng, đổ dung dịch A vào B. độ dày lớp mạ 0,2 – 0,4 mm. Thành phần dung dịch và chế độ công nghệ mạ đồng hóa học nhựa ABS xem bảng 16-5.
– HCHO còn bị oxi hóa sinh thành C02 và nước, nếu như sinh ra C02 bay ra trên bể mặt, thì C02 bị NaOH hấp phụ sinh thành Na2C03, vì thế cần bổ sung NaOH. Vấn để lớn nhất của dung dịch mạ đồng hóa học là không ổn định, vì thế cần giữ gìn cẩn thận, khi dùng khuấy không khí cẩn phải lọc kịp thời. Khi bổ sung hóa chất tiêu hao, cứ 1 g kim loại cần 4 ml chất khử.
e. Mạ niken hóa học
Ngoài việc dùng lớp mạ đồng làm chất dẫn điện, còn dùng lớp mạ niken làm lớp dẫn điện. Thành phần dung dịch và chế độ công nghệ xem bảng 16-6.
Chú ý:
Nhiệt độ dung dịch cần thấp hơn nhiệt độ biến hình chất dẻo 20°c, để đề phòng chi tiết biến hình. Mạ niken hóa học cần hoạt hóa bằng muối palađi, bởi vì khi hoạt hóa muối bạc không có tác dụng xúc tác với niken, lớp mạ niken không thể tự xúc tác nên không được lớp mạ niken. Khi không sử dụng dung dịch, cần để ở nhiệt độ thường, điều chỉnh pH = 3 – 3,5 để nâng cao tuổi thọ của dung dịch.
3. Công nghệ mạ
a. Mạ đồng tăng độ dày
NiS047H20 150-250 g/1 pH = 3 – 5
NiCl26H20 30 – 50 g/1 Mật độ dòng điện 0,5 – 1,5 A/dm2
H3BO3 30 – 50 g/1 Thời gian: Theo yêu cầu
Nhiệt độ 30 – 40 độ c
b. Mạ điện trang trí
– Mạ bóng đồng:
CuS04 5H20 185 – 220 g/1 Mật độ dòng diện có di dộng catôt 2-5 A/dm2
H2SO4 55 – 65 g/i Anôt: Đồng phôtpho
Chất làm bóng 2-5ml/1 Thời gian 10-15 phút
Nhiệt độ 15 – 25 độ c
– Mạ bóng niken:
NiS047H20 280 – 320 g/1 Nhiệt độ 40 – 50°c
NiCl26H20 40 – 45 g/1 pH = 4-5
H3BO3 30 – 44 g/1 Mật độ dòng điện 3 – 3,5 A/dm2
Chất làm bóng 2-5 ml/1 Thời gian 10-15 phút
– Mạ bóng crôm:
CrO3 280 – 360 g/1 Điện thế 3/5 – 8 V
Na2SiO3 5- 10e/1 Mật độ dòng điện 3-10A/dm2
H2SiO3 0.2-lg/1 Thời gian 2-5 phút
Nhiệt độ 35 – 40″C
4. Những sự cố thường xảy ra và phương pháp khắc phục khi mạ trên nhựa ABS
a. Lớp mạ hóa học kết tủa không hoàn toàn
Nếu kết tủa không hoàn toàn có quỵ luật, sản phẩm cần tiến hành khử ứng lực. Nếu kết tủa không hoàn toàn không có quv luật là do làm thô không tốt, hoặc hoạt hóa không tốt, hoặc hiệu suất mạ hóa học giảm.
b. Lớp mạ hóa học và lớp mạ điện bóng
Cần phải tăng cường làm thỏ và khử ứng lực.
c. Giữa các lớp mạ bị bong
Do nội ứng lực lớp mạ bóng lớn, chất làm bóng nhiều. pH cao, lớp mạ giữa bị ôxi hóa, thụ động hóa…
d. Sản phẩm có chỗ bị hòa tan lớp mạ
Nguyên nhân giá treo dẫn điện không tốt, tạo thành lưỡng cực, lớp mạ cục bộ bị hòa tan.
e. Lớp mạ trên nhựa có gai, châm kim
Do tạp chất trong dung dịch mạ, cũng có thể do bột đồng hoặc bùn anôt niken. Hiện tượng châm kim do pH dung dịch mạ bóng ni ken thấp, làm cho hyđrô thoát ra mạnh, chất hoạt động bể mật thiếu, dung dịch có tạp chất.
f. Sau khi mạ sản phẩm biến hình
Thiết kế giá treo không hợp lý, khổng chê’ cóng nghệ và thao tác không đúng.
3. Tẩy lớp mạ hỏng
– Mạ trên nhựa ABS cần nâng cao chất lượng, sản phẩm đạt quy cách nhiều, không để mạ xong mới kiểm tra. Làm như vậy, khi phát hiện vấn đề phải mạ lại, lãng phí rất nhiều nguyên liệu và thời gian. Cần tăng cường kiểm tra các công đoạn, không để sản phẩm không tốt đi vào công đoạn sau, tránh đế mạ lại. Chi khi nào phát hiện công nghệ trước sai, mới dễ sửa chữa, nếu như để mạ xong, kiểm tra mạ lại, gây lãng phí lớn, tẩy lớp mạ khó khăn.
– Sản phẩm mạ trên nhựa ABS có thể cho phép tẩy đi mạ lại, sau khi tẩy đi lớp mạ, có thể không làm thô, hoặc thời gian làm thô ngắn rồi tiến hành mạ. Nhưng tấy đi mạ lại không quá 3 lần, cũng có sản phẩm được 5 lần, nếu vượt quá 5 lần, không thê mạ lại được. Tẩy lớp mạ hỏng, có thể dùng các phương pháp thông thường. Thí dụ: tẩy lớp mạ crôm trong dung dịch HCl. tẩy lớp mạ đồng trong dung dịch làm thô phế thải, tẩy lớp mạ niken trong dung dịch HNO3
– Nhưng làm như vậy cần có nhiều bể. Do bản thân nhựa khó ăn mòn, nên dùng phương pháp tẩy một lần. Phương pháp này thích hợp để tẩy các loại lớp mạ. Công nghệ tẩy dầu một lần như sau:
H202 cần cho ít và cho thường xuyên, nếu cho một lần quá nhiều sẽ gây quá nhiệt nghiêm trọng, dẫn đến biến hình. Ngoài ra, lớp mạ crôm có thể tẩy trong HCl đặc, sau đó tẩy trong dung dịch này.