MẠ NHỰA TRỰC TIẾP
Công nghệ mạ trực tiếp phát hiện từ năm 1963, đến năm 1980 mới thực hiện trong công nghiệp. Công nghệ mạ trực tiếp càn cứ vào tính chất dẫn điện khác nhau, mà phân ra làm ba loại: loại dẫn diện cao phân từ, hệ Pd/Sn, hệ huvền phù hạt cacbon.
1. Hệ Pd/Sn
a. Công nghệ hoạt hóa Pd/Sn
Công nghệ hoạt hóa Pd/Sn làm tăng tốc độ mạ điện trên 100 lần, được thực hiện trong công nghiệp. Mạ trực tiếp không những chỉ áp dụng cho loại nhựa ABS, nhựa ABS/PC mà còn dùng cho các loại nhựa khác.
Hoạt hóa
Nhựa sau khi làm thô nhúng vào dung dịch hoạt hóa keo palađi (PdCL 10 g/l, SnCL 500 g/l , HCl 300 ml/l). Nống độ Pd+2 lớn hơn nồng độ hoạt hóa bình thường gấp 100 lần. Trong dung dịch bão hòa, nhựa dễ hấp phụ ion Pd+2.
Hòa tan keo
Sau khi rửa, hòa tan keo trong dung dịch NaOH 4 g/l. thời gian 5 phút.
Tăng tốc
Sau khi rửa nhúng vào dung dịch Na2s, thời gian 2 phút, sau đó có thể mạ trực tiếp.
b. Công nghệ Futuron
Công nghệ Futuron do công ty Atotech phát minh năm 1996. Công nghệ này dùng đế mạ nhựa ABS hoặc hỗn hợp nhựa ABS với các loại nhựa khác, không phải mạ hóa học, trực tiếp kim loại hóa.
Quy trình công nghệ Futuron
Tẩy dầu -» Làm thô —» Khử Cr6 -> Ngâm -> Hoạt hóa Futuron -> Đồng thay thế thiếc —> Mạ đồng.
Dung dịch hoạt hóa Futuron, nồng độ Palađi 250 – 300 mg/1, sau khi hoạt hóa, trên bề mặt chất dẻo tạo thành lớp mạ phức hợp Pd – Sn, trong dung dịch trao đổi đồng, thiếc thay thế đồng, trên bề mặt chất dẻo có lớp dẫn điện. Sau khi rửa, có thể trực tiếp mạ điện.
Ưu điểm công nghệ Futuron
Không cần mạ hóa học, thao tác dễ dàng, dung dịch ổn định, phế phẩm ít, xứ lý nước thải đơn giản. Quy trình công nghệ và thời gian rút ngắn 30%, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn công nghệ truyền thống.
Do không mạ hóa học, vì thế mạ nhựa ABS bát đầu từ làm thô, đến khi rửa xong, không phải thay đổi giá treo, tạo điều kiện để mạ liên tục lự động hóa.
2. Hệ huyền phù hạt cacbon
a. Quy trình công nghệ mạ trên bề mặt thủy tinh
Xử lý bề mặt —> Tẩy dầu hóa học—> Tạo lớp dẫn điện—> Mạ (mạ đóng hóa học bóng)—> Kiểm tra độ bám chắc.
b. Xử lý bề mặt
Xử lý cơ khí
Dùng giấy ráp số 200 để xứ lý thô bề mặt, tăng diện tích bề mặt chi tiết.
Làm thô hóa học
Ăn mòn trong dung dịch axit, dung dịch làm thô HF 125 ml/l, H2S04 125 ml/L
Xử lý phun cát
Phun cát bằng khỏng khí nén, hạt cát phun có số 80 – 100.
c. Tầy dầu
Pha chế tẩy dầu: Na3PƠ4 5 – 30 g/l, Na2C03 30 – 58 g/l, NaOH 60 – 80 t/l, chất nhũ hóa OP 2 g/l, nhiệt độ 80°c, thời gian 30 phút.
d. Tạo lớp dẫn điện
Hỗn hợp graphit và thủy tinh lòng —> Quét lên bề mặt sản phẩm —> Để ở nhiệt độ thường 12 giờ, —> 120° C 5 giờ, —> 38 độ C 2 giờ, —> 450° C 2 giờ, —> Lấy ra để nguội.