PHƯƠNG PHÁP ĐO KHẢ NĂNG CHE PHỦ
1. Phương pháp catôt thẳng góc
– Hình dạng và kích thước xem hình vẽ 21.7. Nguyên liệu là thép mềm hoặc đồng dày 0,2 mm. Anôt là tấm phẳng nguyên liệu giống như dùng trong sản xuất. Khi thí nghiệm, mặt sau catôt cần phải cách điện, catôt cho ngập vào dung dịch và làm cho mặt thẳng góc hướng về phía anôt, thời gian mạ 30 phút, mật độ dòng điện 1 – 3 A/dm2.
– Sau khi thí nghiệm làm phẳng catôt. sau sau dùng tấm thủy tinh hữu cơ có khắc vạch (trên đó vạch 50 vạch), đánh giá phần trăm diện tích bề mặt có lớp mạ, ờ bề mặt catôt. Phương pháp này chỉ đánh giá dung dịch có khả năng phân bố thấp, thí dụ dung dịch mạ crôm.
2. Phương pháp lỗ trong
– Phương pháp này dùng catôt trụ trong có lỗ. Đường kính lỗ trong 10 X 50 (min) hoặc < 10 X 100 (mm), nguyên liệu là ống thép cacbon thấp, ống đồng hoặc đồng kẽm.
– Sơ đồ lắp đặt thí nghiệm xem hình 21.8. Khi dùng mẫu ngắn có thể đặt anôt một bên. Lúc thí nghiệm, đặt catốt nằm ngang trong bể, hai đầu catôt thẳng góc với anôt, thông thường mạ thời gian 10 – 50 phút.
– Sau khi thí nghiệm mạ xong tẩy nhẹ trong dung dịch thích hợp 2-5 giây (thí dụ mạ kẽm xử lý trong dung dịch thụ động 5 giây, để trong không khí 5 giây, sấy khô), rồi cắt mầu theo chiều dọc, quan sát độ dài lớp mạ trong lỗ, có thể đánh giá khả năng che phủ lớp mạ (thông thường hiển thị bằng tỷ số độ sâu mạ được và đường kính lỗ), giá trị càng lớn thì khả năng che phủ càng tốt.