KIỂM TRA ĐỘ DÀY LỚP MẠ
Độ dày lớp mạ là nhân tố quan trọng đánh giá chất lượng lớp mạ, ảnh hưởng rất lớn đến độ bền sử dụng. Độ dày lớp mạ có thể xác định bằng hai phương pháp: phương pháp hóa học và phương pháp vật lý. Phương pháp hóa học bao gồm: phương pháp đo dòng chảy, phương pháp hòa tan, phương pháp nhỏ giọt và phương pháp điện lượng. Phương pháp vật lý bao gồm: phương pháp trọng lượng, phương pháp đo trên máy, phương pháp kim tương…Sau đây giới thiệu phương pháp đo từ tính.
1. Phương pháp đo từ tính
Máy đo độ dày lớp mạ từ tính chí đo độ dày lớp mạ phi từ tính trên nền kim loại có từ tính. Sai số phép đo là 10%, độ dày lớp mạ không nhỏ hơn 1,5 pm. Đây là phương pháp đo không phá hủy lớp mạ được dùng rộng rãi nhất.
a. Máy đo
Khi đo cho phép sai số ±10%.
b. Các bước đo và chú ý sự cố
– Khi đo hiệu chỉnh và thao tác theo cơ bản thuyết minh của máy.
– Mỗi một máy đo, kim loại nền đều có độ dày giới hạn. Nếu kim loại nền nhỏ hơn độ dày giới hạn, khi đo cần có tấm đệm nguyên liệu giống tấm mẫu, làm sao số dọc ra không có quan hệ với độ dày kim loại nền.
– Nói chung không nên đo ở chỗ cong, chỗ gần biên. Nếu cần đo ở những vị trí này cần phải hiệu chuẩn đặc biệt, để tìm ra hệ số hiệu chuẩn.
– Khi đo bề mặt thô, cần phải đo nhiều lần ở những điểm khác nhau, sau lấy giá trị trung bình làm độ dày trung bình lớp mạ hoặc tiến hành hiệu chuẩn trên bề mặt kim loại chưa mạ có trạng thái bề mặt giống nhau.
– Khi đo, đầu do cần phải thẳng góc với bề mặt mẫu.
– Khi đo độ dày lớp mạ chì hoặc hợp kim chì, đầu đo bị lớp mạ bám dính. Nếu có hiện tượng trên, bồi lớp dầu mỏng trên lớp mạ để tránh, nhưng không được áp dụng đối với lớp mạ khác.
– Lớp mạ Ni – p hóa học có 8% p trở lên là lớp mạ phi từ tính nhưng sau khi nhiệt luyện lại trở thành lớp mạ có từ tính. Vì vậy, phải đo độ dày lớp mạ trước khi nhiệt luyện. Nếu đo lớp mạ sau khi nhiệt luyện cần phải tiến hành hiệu chuẩn trên mầu tiêu chuẩn đã qua nhiệt luyện.
– Độ dày lớp mạ nhỏ hơn 5 um, cần phải đo nhiều lần để được kết quả chính xác.