LẤY DẤU VÀ KỸ THUẬT VẠCH DẤU
1. KHÁI NIỆM
– Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, khi số lượng chi tiết phải chế tạo không lớn, chủng loại nhiều, phôi của các chi tiết này có nhiều loại được chế tạo từ phương pháp đúc trong khuôn cát, làm khuôn bằng tay, hoặc rèn tự do hay trong khuôn đơn giản. Vì thế vị trí tương quan giữa các bề mặt của phôi không chính xác.
– Khi gia công cơ khí phải hớt đi một lớp kim loại (lượng dư) để tạo thành hình dáng, kích thước của chi tiết gia công. Để bảo đảm các bề mặt của phôi có đủ lượng dư để gia công, khi phôi chế tạo không chính xác, nên trước khi gia công ta phải lấy dấu để chia tương đối lượng dư cho các bề mặt trước khi gia công. Ngoài ra lấy dấu còn dùng để xác định vị trí của bề mặt sẽ gia công bằng phương pháp nguội hoặc bằng cắt gọt so với các bề mặt đã gia công trước đó để bảo đảm vị trí tương quan của các bề mặt sẽ gia cồng so với các bề mặt đã gia công.
– Lấy dấu là dùng dụng cụ vạch trên chi tiết các đường vạch dấu để xác định rõ vị trí các bề mặt, các kích thước cần gia công theo các yêu cầu cho trong bản vẽ chi tiết cần chế tạo.
>> Các dạng lấy dấu: gồm lấy dấu phẳng và lấy dấu khối.
– Lấy dấu phẳng là lấy dấu trên tấm phẳng, trên mặt phẳng các chi tiết hoặc phôi đúc, rèn hoặc cán.
– Lấy dấu khối là vạch dấu không chỉ trên một mặt phẳng mà trên các mặt phẳng ở các vị trí, các góc độ khác nhau trong không gian của vật cần gia công.
– Lấy dấu khối thường dùng để chia lượng dư một cách tương đối đều cho các mặt phôi đúc, rèn để bảo đảm đủ lượng dư cho các bể mặt khi cắt gọt. Chi tiết dù là đơn giản nhất, nếu các bề mặt của nó không phải là mặt phẳng thì không nên sử dụng cách lấy dấu phẳng. Chỉ sử đụng lấy dấu trên một mặt phẳng nếu mặt phẳng đó không có liên hệ tương quan với các mặt phẳng khác.
– Trước khi lấv dấu khối phải làm sạch những vết bẩn, gỉ, gờ vẩy kim loại trên vật rèn, vết cát, gờ kim loại trên vật đúc. Sau khi làm xong công tác chuẩn bị thì chọn một bề mặt, đường nào đó làm chuẩn để lấy dấu và xác định thứ tự vạch dấu.
– Độ chính xác khi vạch dấu ảnh hưởng đến chất lượng gia công. Độ chính xác khi vạch dấu thường trong giới hạn 0,2 — 0,5 mm. Sai sót khi vạch dấu có thể dẫn đến phế phẩm khi gia công.
Để bảo đảm lấy dấu chính xác, trước khi lấy dấu cẩn tìm hiểu kỹ bản vẽ chế tạo, yêu cầu kỹ thuật cần đạt và sử dụng thành thạo các dụng cụ, gá lắp dùng cho lấy dấu.
2. GÁ LẮP VÀ DỤNG CỤ SỬ DỤNG KHI LẤY DẤU
a. Gá lắp dùng khi vạch dấu
– Bàn phẳng: Bàn phẳng là nơi đặt chi tiết đổ lấy dấu. Bàn phẳng được làm từ gang đúc có độ hạt nhỏ, dưới có bố trí gân để tăng độ cứng vững, chống biến dạng. Mặt bên và mặt trên của bàn được gia công cơ khí, mặt phẳng làm việc được cạo đạt độ phẳng cao. Trên bề mặt làm việc trong một số trường hợp có làm các rãnh vuông góc với nhau.
– Khi lấy dấu chi tiết có kích thước không lớn thường dùng bàn vuông kích thước 1200 x 1200mm; với chi tiết trung bình, dùng bàn chữ nhật 3000 x 4000mm; với chi tiết có kích thước lớn, dùng bàn có kích thước 4000 x 6000mm. Bàn phẳng có thể đặt trên bàn gỗ (hình 2. 1a) hoặc trên bệ đỡ (hình 2.1b).
– Chất lượng đường vạch dấu phụ thuộc vào độ chính xác của bàn. Bàn phẳng thường được căn phẳng để bảo đảm mặt phẳng nằm ngang, mặt bàn sạch, không có vết. Sau khi sử dụng, mặt bàn được lau sạch bằng giẻ mềm, sau đó phủ một lớp dầu mỏng và đậy lên trên bàn một nắp gỗ.
– Các tấm đỡ: Các tấm đỡ là những chi tiết dùng để giữ vật cần lấy dấu trên bàn phẳng, chúng bao gồm: các tấm phẳng đặc hoặc rỗng, hình chữ I (hình 2.2a), khối V (hình 2.2b) để gá các chi tiết trụ tròn, tấm đỡ điều chỉnh bằng vít (hình 2.2c) dùng để lấy dấu các chi tiết có hình dáng phức tạp, tấm đỡ điều chỉnh bằng chêm (hình 2.2d), khi vặn tay quay 3 có thể điều chỉnh chính xác chiều cao nhờ hai chêm 1 và 2.
>> Ngoài ra, khi gá đặt các chi tiết lớn, nặng để lấy dấu có thể dùng kích. Hình 2.3a là loại kích có mặt nghiêng dùng vít me răng vuông để nâng, hạ. Phía đầu trên của kích có thể đặt các tấm đỡ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Hình 2.3b là kích kiểu con lăn, trôn đầu vít me 4 lắp tấm 1 có các giá đỡ con lăn 3, các con lăn được tôi cứng. Loại kích này ngoài dùng để nâng, hạ còn dùng để quay các chi tiết nặng khi lấy dấu