LẤY DẤU PHẲNG
1. Thứ tự các bước lấy dấu
– Trước hết cần chọn bề mặt làm chuẩn của chi tiết để vạch dấu. Trong trường hợp lấy dấu phẳng, chuẩn là cạnh ngoài của chi tiết hoặc các đường vạch dấu khác (thường là đường tâm). Trong trường hợp lấy dấu chính xác, bề mặt chọn làm chuẩn phải được gia công, mặt phải nhẵn, bảo đảm độ chính xác.
– Khi vạch dấu cần theo thứ tự: trước hết vạch các đường dấu nằm ngang, sau đó là các đường vạch dấu thẳng đứng, đường dấu nghiêng, cuối cùng là các cung tròn, đường tròn. Nếu chuẩn là đường dấu tâm thì bắt đầu từ đường vạch dấu tâm để vạch các đường dấu còn lại.
– Sau khi vạch dấu xong, dùng mũi núng chấm dấu theo các đường vạch để xác định giới hạn khi gia công. Khi lấy dấu phẳng thường xảy ra các trường hợp: chia các đoạn thẳng ra các phần bằng nhau, lấy dấu các đường song song và vuông góc, lấy dấu góc, chia góc, các cung tròn, đường tròn… Yêu cầu khi lấy dấu là phải chính xác và nhanh.
2. Vạch dấu và chia đoạn thẳng ra các phần bằng nhau
– Khi vạch một đoạn thẳng đã cho trên đường dấu (hình 2.34), dùng mũi núng nhỏ chấm tâm điểm A, tạo thành lỗ nhọn nhỏ để đưa mũi nhọn cố định của thước dấu vào, lấy khoảng cách AB đã cho trên thước lấy dấu và vạch điểm B, dùng mũi núng chấm nhẹ tâm của điểm B. Theo cách đó có thể lấy dấu các đoạn thẳng tiếp theo BC… Sau đó kiểm tra tổng khoảng cách các đoạn thẳng đã cho trùng với chiều dài trên thước đo khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối, nghĩa là các đoạn thẳng đã được vạch dấu là chính xác.
– Chia đoạn thẳng đã cho ra ba phần bằng nhau (hình 2.36): trên thước lấy dấu lấy khoảng cách bằng 1/3 chiều dài đoạn AD và lấy điểm A, D (đã núng tâm) làm tâm dùng compa quay cung AB = DC = 1/3 AD, lấy B làm tâm quay tiếp cung BC, nếu hai cung có tâm từ B, D không trùng nhau thì kiểm tra lại bán kính cung trên du xích của thước và quay lại lần nữa cho đến khi điểm c là điểm giao nhau của hai cung BC và CD. Theo kinh nghiệm, thường chỉ sau 1 – 2 lần điều chỉnh thước lấy dấu là được.
– Khi chia đoạn thẳng ra làm 4, 8, 16… phần bằng nhau, có thể thực hiện theo cách chia trong (hình 2.35) nghĩa là chia đôi các khoảng cách, sau đó chia đôi tiếp thành 1/4, 1/8…
– Khi chia đoạn thẳng ra làm 5 phần bằng nhau (hình 2.37), trước hết đo chiều dài đoạn AC, từ c dùng compa lấy khoảng cách bằng 1/5 chiều dài đoạn AC để vạch được điểm B, lấy mũi núng chấm dấu tâm điểm B, sau đó dùng compa chia đoạn AB ra làm 4 phần bằng nhau, cuối cùng kiểm tra độ dài các đoạn thẳng đã chia so với BC.
– Từ điểm A, vạch một đoạn AC tạo thành một góc nhọn so với AB, từ điểm A, dùng compa vạch ra theo thứ tự 7 đoạn thẳng bằng nhau Aa1,a1 a2, a2a3, a3a4…. từ điểm a7 dùng thước nối với điểm B, sau đó qua các điểm a6, a5… vạch các đường thẳng song song với a7B, khi đó các điểm b6, b5, b4… sẽ tạo thành các đoạn thẳng bằng nhau và bằng 1/7 đoạn AB. Sau đây là các ví dụ chia đoạn thẳng ra nhiều phần bằng nhau (nhiều hơn 7 phần):
Ví dụ 1: Chia đoạn thẳng AC chiều dài 315 mm ra làm 30 phần bằng nhau.
– Vì 30 là một số chẩn, vì thế trước hết dùng compa chia đoạn AC ra làm hai phần bằng nhau qua điểm B (hình 2.39a), dùng mũi núng chấm dấu tâm điểm B.
– Một nửa chiều dài đoạn đã cho là 315: 2 = 157,5 mm cần phải chia ra thành 30: 2=15 phần bằng nhau. Số 15 là một số lẻ nhưng chia hết cho 3, vì thế dùng compa chia mỗi nửa đoạn thành 3 phần bằng nhau theo cách đã giới thiệu ở phần trước rồi dùng mũi núng chấm tâm các điểm này (hình 2.39b). Mỗi đoạn đã chia có chiều dài là 157,5 : 3 = 52,5 mm và cần phải chia ra làm 5 phần nhỏ hơn bằng nhau.
– Việc chia đoạn 52,5 mm ra thành 5 phần bằng nhau, có nghĩa là 52,5 : 5 = 10,5 mm có thể thực hiện theo cách: từ điểm chấm dấu của đoạn thẳng đầu tiên, lấy dấu lùi về một khoảng cách 10,5 mm, sau đó chia đoạn còn lại thành 4 phần đều nhau. Theo cách này có thể chia nốt các đoạn khác còn lại.
Ví dụ 2: Chia đoạn thẳng AB chiều dài 315 mm thành 31 phần bằng nhau.
– Trước hết, ta thấy 31 là một số lẻ và còn là một số nguyên tố, việc chia đoạn AB bằng compa từ điểm đầu A và điểm cuối B là rất khó bảo đảm độ chính xác nếu theo cách chia theo từng đoạn chiều dài bằng 1/31 đoạn đã cho, vì mỗi vạch chia theo tính toán là 315:31 = 10,16 mm (làm tròn theo du xích trên thước lấy dấu là 10,2 mm).
– Từ số 31 ta thấy nếu thêm 1 sẽ là số 32 là số chẫn, và 32 = 25, khi chia có thể dùng compa chia đôi làm nhiều lần. Vì vậy từ điểm B, ta lấy đoạn BC =10,2 mm (hình 2.40), và bài toán trở thành chia đoạn thẳng AC có chiều dài 315 + 10,2 = 325,2mm ra thành 32 phần bằng nhau, khi đó ta có thể chia đôi chính xác bằng compa qua 5 lần chia.
3. Vạch các đường dấu là các đoạn thẳng vuông góc, song song, nghiêng
– Khi vạch các đường dấu vuông góc thường dùng thước góc (thước thợ, ke). Phôi được gá đặt ở vị trí cố định trên bàn phẳng lấy dấu (hình 2.41) và dùng thước góc 1 có chân dịch chuyển theo mặt cạnh góc vuông b của bàn phẳng để vạch đường dấu I -1, sau đó chuyển thước góc sang mặt cạnh a để vạch đường II – II vuông góc với đường 1 — I.
– Các trường hợp vạch dấu kể trên chỉ thích hợp khi bề mặt phôi cần vạch
– Vạch các đường dấu nghiêng có thể thực hiện theo các cách: theo toạ dô kích thước (hình 2.46a), theo độ dốc (hình 2.46b) hoặc theo góc nghiêng (hình 2.46c).
– Trường hợp thứ hai (hình 2.46b) cho độ dốc 1:4, có nghĩa là trên mỗi đoạn chiều dài 4 mm, có độ nâng 1 mm. Như vậy trên đường thẳng đã cho AB= 120 mm (hình 2.47), từ điểm A lấy đoạn AC = 40 mm, rồi từ điểm c vạch đường vuông góc với AB, lấy trên đó đoạn CD =10 mm. Nối AD kéo dài sẽ có đường dấu nghiêng có độ dốc 1:4
– Trường hợp thứ ba (hình 2.46c) cho góc nghiêng, đây là trường hợp thường hay gặp trên bản vẽ kỹ thuật, khi đó có thể vạch đường dấu nghiêng theo ba cách sau:
1 – Dùng thước đo góc vạn năng để xác định góc trực tiếp.
2 – Dựng góc theo cách dùng các hàm số lượng giác để xác định góc trong một tam giác vuông.
3 – Xác định góc theo cách dựng cung tương ứng của góc đó khi bán kính R = 1.
>> Như vậy dựng đường thẳng nghiêng góc 14° bằng cách dựng một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông AB =100 mm và BC = 25 mm.
– Cung này cắt cung tròn bán kính AB ở điểm c, nối A với c ta có đường dấu nghiêng góc 14°. Ngoài ra khi đo góc còn có thể dùng thước đo góc theo tỷ lệ.
4. Xác định tâm đường tròn, cung tròn, tâm bề mặt tròn xoay
– Khi lấy dấu các mặt bích, đĩa và các chi tiết tròn xoay, công việc đầu tiên thường làm là xác định tâm của bề mặt tròn xoay đó. Nhờ có tâm có thể vạch các đường dấu khác có vị trí tương quan so với bề mặt tròn xoay đó.
– Hình 2.50 giới thiệu cách xác định tâm lỗ trên một chi tiết dạng tấm vuông có lỗ bên trong. Để tìm tâm của lỗ chi tiết, trước hết dùng một tấm gỗ phang đóng căng vào lỗ sao cho mặt trên của tấm gỗ trùng với mặt đầu lỗ. Sau khi vạch hai đường thẳng qua tâm có thể xác định được tám lỗ trên tấm gỗ.
>> Để xác định hai đường vuông góc và đi qua tâm lỗ, đưa thước định tâm lỗ (1) vào, để cho hai vấu áp vào thành lỗ, mặt bên của thước áp vào cạnh của thước thợ (2) có ngàm tiếp xúc với mặt bên a của chi tiết, qua đó vạch dấu đường thẳng qua tâm lỗ và vuông góc với mặt bên a của chi tiết.
>> Sau đó chuyển thước thự (2) tiếp xúc với mặt bên b của chi tiết và dịch chuyển thước (1) theo cách đã làm ở trên để vạch đường dấu thứ hai qua tâm chi tiết vuông góc với đường dấu ban dầu. Để kiểm tra tâm lỗ, có thể dùng compa, thước lấy dấu để kiểm tra (hình 2.51).
– Trong trường hợp cần xác định tâm của một vòng tròn, cung tròn, ta có thể dựa vào các quan hệ hình học của các dây cung trong đường tròn. Khi có một đường tròn cho trước, ta chọn hai điểm A, B, và dùng mũi núng chấm tâm hai điểm đó (hình 2.52). Lấy hai điểm A, B làm tâm, dùng compa quay một cung cắt đường tròn cho trước ở các điểm a1a2, b2 b2. Chấm tâm các điểm này và dùng compa có bán kính bằng 2/3 chiều dài cung aja2 (và b1b2), lấy tâm là a1, a2 (và b1, b2) quay một cung cắt nhau ở điểm c (và D), nối đường AC (và BD) và kéo dài, chúng sẽ giao nhau ở tâm o của đường tròn.
– Cũng có thể xác định tâm o của cung tròn cho trước theo cách khác (hình 2.52b).
– Trên cung tròn ta chọn 3 điểm A, B, c và dùng mũi núng chấm tâm chúng. Lấy A và B, rồi B và c làm tâm, quay các cung tròn có bán kính bằng 2/3 dây cung tương ứng, chúng sẽ cắt nhau ở hai điểm. Vạch các đường thẳng qua hai điểm đó, chúng sẽ cắt nhau ở tâm o của chi tiết.
5. Lấy dấu các cung tròn tiếp xúc với các đường thẳng và đường cong
– Một số chi tiết máy ở các bề mạt giao cắt nhau thường được vê tròn để bảo đảm tính chất làm việc của chúng. Để lấy dấu chính xác cung tròn tiếp tuyến với các đường thẳng thường dựa trên các mối quan hệ về hình học.
– Trên hai đường thẳng AB, CD cho trước vuông góc với nhau (hình 2.53a) cần lấy dấu một cung có bán kính R tiếp tuyến với hai đường thẳng đó.
– Từ điểm giao cắt M (hình 2.53b) ta quay một cung có bán kính R cắt hai đường thẳng đã cho ở K và L. Lấy K, L làm tâm quay một cung có bán kính R, chúng sẽ cắt nhau ở o. Từ tâm o quay một cung có bán kính R, cung đó sẽ tiếp tuyến với hai đường thẳng vuông góc đã cho.
– Hình 2.54 giới thiệu cách lấy dấu cung tròn có bán kính R tiếp tuyến với hai đường thẳng tạo với nhau một góc cho trước nào đó.
– Trước hết, ta vạch hai đường thẳng song song với AB và CD, cách chúng một khoảng R, hai đường thẳng này sẽ cắt nhau ở o. Từ tâm o quay một cung có bán kính R, cung đó sẽ tiếp tuyến với hai đường thẳng đã cho.
– Hình 2.55 giới thiệu cách lấy dấu cung có bán kính R tiếp tuyến với một đường thẳng và một cung cho trước.
– Trước hết, từ cung AB cho trước với tâm O1 quay một cung có bán kính (R+R1), từ đường thẳng CD, ta kẻ một đường thẳng khác song song và cách CD một khoảng R. Đường thẳng này và cung (R+R1) cắt nhau ở o. Điểm o chính là tâm của cung tròn tiếp tuyến có bán kính R.
– Tâm o của cung tròn đó chính là giao điểm của hai đường phân giác BO và CO của các góc ABC và BCD tạo bởi ba đường thẳng.
– Hình 2.58 giới thiệu cách lấy dấu cung tròn đi qua các điểm A, B, c, D… cho trước.
Trước hết, dùng mũi núng chấm dấu tâm các điểm đã cho và nối chúng lại thành các đường thẳng. Sau đó, theo các phương pháp đã giới thiệu ở phần trên, vạch một cung tròn qua ba điểm A, B, c, tâm được xác định ở O1, có bán kính 01A = 01B = 01C. Tiếp theo chia đôi đường thẳng CD, đường thẳng này cắt CO1 kéo dài ở điểm 02. Vạch cung CD có tâm là 02. Đoạn chuyển tiếp giữa cung ABC và CD là đều vì những cung này có tâm trên một đường thẳng qua điểm c.
– Tiếp theo vạch đường thẳng chia đôi đoạn DE, đường thẳng này cắt đường thẳng 02D kéo dài ở điểm O3, O3 là tâm của cung DE. Theo cách này có thể vạch dấu tất cả các cung còn lại.
Hình 2.59 giới thiệu cách vạch dấu cung tròn đồng tâm với cung cho trước.
– Vạch các cung cc hoặc DD đông tâm với cung AA và cách cung đã cho một khoảng a. Nếu tâm cung đã cho nằm trên phôi, việc vẽ cung khác trở nên đơn giản sau khi đã xác định tâm. Nếu tâm cung đã cho không nằm trên mặt phôi, khi ấy thực hiện theo cách sau:
– Lấy điểm A, B làm tâm, quay các cung tròn BB1, AA1 có bán kính AB. Từ điểm giữa c vạch các đường thẳng AC và BC cắt cung AA1và cung BB1 ở các điểm a4 và b4. Chia cung Aa4 và Bb4 ra làm các phần bằng nhau (trong hình vẽ chia thành 4 phần bằng nhau), được các điểm a1, a2, a3 và b1, b2, b3. Lấy tiếp các phần bằng nhau trên đoạn cung tiếp theo ta có các điểm a5, a6… b5, b6… Từ điểm A vạch các đoạn thẳng qua các điểm b1, b2, b3… của cung BB1, từ điểm B vạch các đoạn thẳng qua các điểm a1, a2, a3… của cung AA1. Điểm giao cắt cua các đoạn thẳng này thể hiện trên (hình 2.61) chính là các điểm nằm trên cung tròn cần tìm. Dùng dưỡng nối chúng lại thành cung tròn.
– Từ dây cung AB cho trước vạch đường trung trực rồi xác định điểm c có chiều cao oc = f. Nếu tâm đường tròn nằm trên phôi, khi đó xác định tâm đường tròn qua ba điểm A, B, c theo cách như ở (hình 2.52). Nếu tâm đường tròn không nằm trên phôi, khi đó xác định cung tròn theo cách như ở (hình 2.610).
6. Chia vòng tròn ra các phần bằng nhau
– Việc chia đường tròn ra các phần bằng nhau thường dùng khi lấy dấu khoan các lỗ cách đều nằm trên một đường tròn của mặt bích một chi tiết.
– Khi chia đường tròn ra thành 10 phần bằng nhau, công việc bắt đầu tương tự như cách chia đã chỉ trong hình 2.63. Ở đây đoạn OH chính là cạnh của hình thập giác đều. Dùng compa với khẩu độ là OH để chia đường tròn ra thành 10 phần bằng nhau. Để chia đường tròn ra thành 7 hoặc nhiều phần bằng nhau, trong nhiều trường hợp người ta sử dụng các bảng tra sẵn dùng cho người thợ lấy dấu.
Bảng tra này xác định dây cung s giữa hai điểm kề nhau của các điểm chia đều trên đường tròn có bán kính bằng một đơn vị.
Hướng dẫn thực hiện:
Trình tự công việc tiến hành như sau:
+ Trước hết, để xác định tâm đường tròn 400 mm, ta đóng căng vào lỗ một tấm gỗ cho phẳng với mặt đầu rồi xác định tâm lỗ.
+ Dùng compa vạch một đường tròn có đường kính 400 mm.
+ Chia vòng tròn này ra 15 phần bằng nhau bằng cách: trước hết ta xác định chiều dài cạnh của đa giác đều 15 cạnh nội tiếp trong đường tròn. Tra bảng hoặc tính dây cung s (2.1) trên đường tròn bán kính bằng một đơn vị ta có:
– Dùng compa với khẩu độ bằng 83,16 (cạnh của hình đa giác đều 15 cạnh) để chia đường tròn ra thành 15 phần bằng nhau. Tuv nhiên, ta nhận thấy việc lấy khẩu độ chính xác 83,16 mm là rất khó vì vạch chia của dụng cụ lấy dấu thông thường là 0,1 mm, do đó ta chỉ có thể lấy khẩu độ compa bằng 83,1 mm, vì vậy có thể thấy sau 15 lần chia, sai số tích luỹ lại sẽ xấp xỉ 1 mm ảnh hưởng đến độ chính xác lấy dấu.
– Để khắc phục sai số, giảm bớt hiên tượng tích luỹ của sai số, ta sẽ lấy dấu theo cách sau:
Trước hết, chia đường tròn đã cho thành 3 phần bằng nhau (qua các điểm A, B, C), (hình 2.64b). Sau đó, trên mỗi đoạn AB, BC, CA ta chia tiếp ra 5 phần bằng compa với khẩu độ 83,16 mm, như vậy sai số tích luỹ sẽ giảm ba lần.
Để giảm bớt sai số khi chia 5 phần bằng nhau, trên cung AB, trước hết dùng compa với khẩu độ đã cho chia theo chiều từ A đến B, sau đó chia ngược lại từ B đến A. Nếu khẩu độ compa không chính xác, các đường vạch dấu sẽ không trùng nhau. Khi ấy lượng không trùng sẽ chia bổ sung cho đều. Sau khi chia đều, dùng mũi núng chấm dấu tâm 15 lỗ trước khi đưa vào khoan.
Hướng dẫn thực hiện:
Trình tự công việc tiến hành như sau:
+ Trước hết, xác định tâm của dưỡng bằng cách vạch hai đường thẳng vuông góc với nhau qua tâm, dùng mũi núng chấm dấu tâm của dưỡng.
+ Dùng compa (thước vạch dấu) có khẩu độ bàng 800/2 = 400 mm vạch đường tròn đường kính 0800 mm.
+ Chia đường tròn đường kính 800 mm ra thành 4 phần bằng nhau (hình 2.65b).
+ Trên mỗi phần ta chia tiếp thành hai phần nhỏ bằng nhau.
+ Trên mỗi phần nhỏ này, để chia tiếp thành 5 phần bằng nhau, ta xác định kích thước L như sau:
L = s. D/2
Trong đó theo bảng hoặc tính toán s = 0,1569
Do đó:
L = 0,1569. 800/2 – 62,76 mm.
Dùng compa có khẩu độ L = 62,76 để chia tiếp thành 5 phần bằng nhau, cách chia như đã trình bày ở bài tập 1.
– Dưỡng mẫu đơn giản thường được chế tạo từ các tấm kẽm dày khoảng 0,5 mm, trên đó các đường dấu rất dễ phân biệt. Dưỡng cần sử dụng nhiều lần, cần độ tin cậy cao thường được làm từ thép tấm mỏng. Dưỡng có kích thước lớn rất dễ bị uốn cong hoặc gãy, để bảo đảm đủ cứng vững trên bề mặt được gắn thêm các tấm gỗ hoặc các gân tăng cứng.
– Các dưỡng phức tạp được chế tạo trong phân xưởng dụng cụ bằng các tấm thép có chiều dày 2 mm hoặc dày hơn. Trên các dưỡng này còn có các cữ tỳ và gá lắp để định vị và kẹp chặt lên chi tiết cần lấy dấu.
Nhờ các dưỡng có thể giảm đáng kể công sức và thời gian cho việc lấy dấu trước khi gia công chi tiết.
Ví dụ: Dùng dưỡng (hình 2.67a) để lấy dấu các lỗ trên chi tiết.
– Trước hết, bôi màu lên bề mặt chi tiết chỗ cần lấy dấu và đặt dưỡng lên trên chi tiết (hình 2.67b). Giữ chặt vị trí đó bằng một tay, còn tay kia dùng mũi vạch để vạch dấu các lỗ. Sau đó tháo dưỡng ra và lấy dấu tâm của các lỗ đã vạch.
– Để lấy dấu tâm cho thuận tiện, ngoài dưỡng có lỗ đúng yêu cầu còn dùng dưỡng có khoan thủng các lỗ nhỏ, đường kính 2-2,5 mm (hình 2.68a). Đạt tấm dưỡng lên chi tiết và cố định lại, dùng mũi núng đưa qua các lỗ nhỏ đổ chấm tâm tất cả các lỗ trên chi tiết. Sau đó đặt dưỡng có lô đúng lên và dùng mũi nhọn vạch dấu các lỗ theo đường tròn.
– Tuy nhiên, lấy dấu tâm theo cách này có nhược điểm là trong thời gian dùng mũi núng để chấm tâm các lỗ, cả hai tay đều phải thao tác: một tay giữ đục, một tay cầm búa, vì thế dưỡng rất dễ bị dịch chuyển trên chi tiết ảnh hưởng đến độ chính xác vị trí các dấu. Thông thường khi ấy phải bổ sung thêm cơ cấu kẹp chặt dưỡng với chi tiết (hình 2.68 b).
– Nhiều người thợ lấy dấu xác định tâm các lỗ theo dưỡng nhưng không dùng mũi núng mà dùng mũi vạch. Dưỡng đặt trên chi tiết để lấy dấu là dưỡng có các lỗ nhỏ, sau khi vạch các đường tròn nhỏ đó lên chi tiết, dùng mũi núng, ngắm bằng mắt để chấm tâm của các lỗ nhỏ đó.
Như vậy, lấy dấu các lỗ theo dưỡng có thể thực hiện theo ba cách:
1- Lấy dấu các đường tròn và sau đó xác định tâm các lỗ (để khoan).
2- Lấy dấu tâm lỗ trực tiếp qua lỗ bằng mũi núng.
3- Lấy dấu đường tròn các lỗ nhỏ, sau đó dùng mũi núng chấm tâm các lỗ, ngắm bằng mắt.
Mỗi cách lấy dấu tâm lỗ có những ưu, nhược điểm nhất định:
– Cách thứ nhất không nên dùng khi lấy dấu lỗ để khoan, nếu lỗ có sẵn (đúc sẵn hoặc đã gia công sơ bộ) chỉ còn lại khoét rộng nên dùng theo cách này (không cần phải xác định tâm của lỗ).
– Cách thứ hai có chi phí thời gian cho lấy dấu ít hơn, nhưng nếu như gá đặt mũi núng không chính xác theo lỗ, khó có thể phát hiện ra sai sót sau khi tháo dưỡng ra khỏi chí tiết.
– Cách thứ ba có ưu điểm là dễ phát hiện sai sót nếu chấm tâm không chính xác theo dấu các vòng tròn của các lỗ nhỏ trên chi tiết.