Phân theo nhóm
– Nhóm I: bao gồm 41 loài, chủ yếu là Cẩm lai, Bằng lăng Cườm, Dáng hương, Trắc, Gụ, Pơmu, Gõ đỏ, Mun, Hoàng đàn, Lát các loại … Tiêu chuẩn chính của các loài gỗ trong nhóm này là phải có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm, rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt…
– Nhóm II: bao gồm 26 loài, tiêu chuẩn chung là có tính chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uỗn tĩnh, kéo dọc thớ, có trị số lớn nhất. Gỗ nhóm này dùng cho việc xây dựng các công trình lâu năm, cầu cống lớn, tà vẹt trên cầu sắt, nông cụ, máy móc nông nghiệp, khung tàu, thuyền, phà, khung toa xe, ván sàn cao cấp, cầu thang.. .
– Nhóm III: bao gồm 24 loài, tiêu chuẩn chính là tính chất cơ lý cao nhưng kém nhóm II. Yêu cầu chính là gỗ phải dẻo dai (sức chịu uốn va đập cao nhất ). Trong phân loại về độ dẻo dai gỗ phải ở dạng rất dẻo, chịu đựng đựơc lực xung kích.
– Nhóm IV: bao gồm 34 loài, tiêu chuẩn chính của nhóm này là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, ít co dãn.
Từ nhóm V đến nhóm VIII: Tiêu chuẩn để đánh giá là khối lượng thể tích, cường độ, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng giảm dần.
– Nhóm V bao gồm 65 loài gỗ
– Nhóm VI bao gồm 70 loài gỗ
Gỗ của 2 nhóm này dùng cho đồ mộc thông dụng, xây dựng công trình, nhà cửa bán kiên cố, đóng thùng, toa xe, tà vẹt…
– Nhóm VII bao gồm 45 loài gỗ
– Nhóm VIII bao gồm 48 loài gỗ
Gỗ của 2 nhóm này dùng cho xây dựng tạm thời, làm cốt pha, bao bì, quan tài. . .
Các loài gỗ từ nhóm V-VIII có kích thước phù hợp được dùng làm gỗ chống
Phân chia theo mục đích sử dụng
Là dựa vào yêu cầu kỹ thuật của ngành sử dụng gỗ và các đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân có hàng trăm ngành sử dụng gỗ dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệu, bao gồm:
– Gỗ làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, chạm khảm.
Gỗ có màu sắc, vân thớ, độ bền tự nhiên cao, không bị nứt, cong vênh khi độ ẩm biến đổi, dẻo dai, mịn, dễ gia công. Thường sử dụng các loại gỗ như: Trắc, Mun, Gụ mật, Cẩm lai, Lát, gõ đỏ, Pơ Mu, Hoàng đàn, Giáng Hương, Sưa, Huê mộc. .
– Gỗ dán lạng:
Gỗ phải có thớ mịn đến rất mịn, nhẹ , mềm dẻo, dễ gia công bề mặt, dễ bóc, lạng, dán keo, nhuộm màu. Giác, lõi không hoặc ít phân biệt để sản phẩm đồng đều về màu sắc. Thân tròn, nhẵn, gỗ dẻo, khi bóc, lạng mặt gỗ không rạn nứt. Màu sắc vân thớ tương đối đẹp.
Gỗ bóc có các loại gỗ: Vạng, Trám, Côm, Xoan đào, Dầu..
Gỗ lạng gồm: Lát các loại, Gội nếp, Vên vên, Sao, Dầu.
– Gỗ xây dựng công trình lâu năm, khung tầu thuyền , phà, nông cụ..
Yêu cầu cường độ cao đến rất cao, chịu lực xung kích lớn. Độ bền tự nhiên tốt, chịu được mài mòn. Các loại: Đinh, Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Nghiến, Trai lý, Xoan, Kiền Kiền, Sao đen, Nhãn rừng, Trường.. thường sử dụng vào mục đích này.
– Gỗ làm vỏ tàu, thuyền, phà:
Yêu cầu có cường độ cao, dễ uốn cong, khả năng thấm thuốc bảo quản rất tốt, ít nứt nẻ, chưa,ít hoặc không có nhựa, không có tanin, có độ bền tự nhiên tốt, sức chịu uốn va đập từ dẻo dai đến rất dẻo dai.
Các loại gỗ: Sao, Chò chỉ, Sang lẻ, Tếch, Cà ổi, Giẻ cuống, Sồi đá, Trường mật, Trường chua, Vên Vên.. là những loại gỗ thích hợp.
– Gỗ làm diêm: Yêu cầu phải thẳng thớ, dẻo, dễ bắt lửa, dễ bóc lạng, mềm, nhẹ, gỗ phải còn tươi, không mục mọt.
Các loại : Bồ đề, Vạng trứng, Chân chim, Gạo, Trám trắng, Dung giấy, Sâng, Dầu.. được sử dụng cho các mục đích này.
– Gỗ bút chì: Gỗ làm bút chì cần thẳng thớ, mịn dễ gia công, cắt gọt, ít co dãn , nhẹ.
Các loại gỗ: Bồ đề, Trám trắng, Vạng, Mỡ, Vàng tâm , Re xanh, Thừng mực, Trẩu rất thích hợp.
– Gỗ làm nhạc cụ: gỗ làm nhạc cụ cần có khả năng cách âm khuếch đại âm thanh và cộng hưởng tốt. Gỗ có cấu tạo đều đặn, độ rộng vòng năm trung bình, ít biến động, thớ gỗ thẳng có vânđẹp, không có mắt, không mục, mọt không nứt, ít co dãn, dễ gia công, đánh bóng, dễ dán keo và uốn cong.
Các loại gỗ: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Thông nàng, Kim giao, Samu, Re, Hương, Gội nếp, Thông 3 lá, Thông 5 lá.. . thường được sử dụng.
– Gỗ đóng thùng đựng chất lỏng: Các chất hữu cơ chứa trong ruột tế bào gỗ không ảnh hưởng tới phẩm chất hay làm thay đổi mùi vị của chất lỏng, khả năng thấm nước kém, không có tamin, nhựa cây. Rất ít co dãn, mềm, nhẹ dễ gia công.
Các loại gỗ : Mỡ, Vàng tâm, Giổi lụa, Re xanh, Côm, Re vàng, Rè mít, Thừng mực. . thường được sử dụng
– Gỗ làm giấy và ván sợi
Yêu cầu quan trọng nhất là nguyên liệu phải có hàm lượng Xenlulo cao, sợi dài nghĩa là quản bào và sợi gỗ phải chiếm tỷ lệ lớn. Kích thước nhỏ và dài, đạt cấp độ từ dài đến rất dài. Gỗ mềm, dễ nghiền, dễ phân ly bằng hoá chất, không có hoặc rất ít nhựa.
Các loại gỗ thân hoặc cành nhánh của các loại cây: Mỡ, Bồ đề, Dung giấy, Hu, Đay, Trám trắng, Gáo. .. hoặc các loại tre nứa, lồ ô, nứa ngộ, nứa tép, mai, bương, vầu. ..
Các hình thức liên kết trong sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc là những sản phẩm được gia công chế tạo từ gỗ tự nhiên; gỗ nhận tạo hoặc kết hợp giữa gỗ và một số loại vật liệu khác.
Liên kết mộng
Liên kết ngàm
Liên kết đinh vít
Các liên kết khác
Khuyết tật của gỗ và biện pháp khắc phục
Hạ gục
Mắt gỗ
Thọ nghiêng
Thọ chéo, xoắn Thọ
Gỗ lệch tâm
Vòng năm do not will
Thân cong
Thốt Nốt ngọn
Bánh vè
Trẻ em
* Do nấm gây be
Nấm mốc: chỉ làm biến màu gỗ
Nấm mục: phá hoại components of vách TB
Mục trắng is làm nấm phá hoại components lingin
Mục nâu is làm nấm phá hoại components cellulose
* Do côn trùng gây be
Quá trình phát triển of côn trùng
GĐ trứng
GĐ sâu phi
GĐ Nhong
GĐ sâu trưởng thành
-Mối
Mọt (1)
Xén tóc (2) Hà Vé
-GĐ sâutriêuthành
Biện pháp
* Bảo quản table of biện pháp: điện lạnh
Ngam trong nước
Hồng phơi
nói đi
* Bảo quản bằng hóa chất
Thuốc bảo quản gỗ
Dầu creozote
Thuốc muối:
Dạng đơn chất NaF, CuSO4.5H2O, ZnCl2 …
Thuốc lá: tổng hợp
Phương pháp bảo quản gỗ
Phương pháp phun -quét
Phương pháp nhúng
Phương pháp thẩm thấu
Phương pháp replacement nhựa (tiêm chích)
Phương pháp Tam Nông lạnh
Phương pháp áp lực chân không