PHẦN 2 CÁC THIẾT BỊ CƠ HỌC
CHƯƠNG 2: CÁC MÁY LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI thiết bị thực phẩm
2.1 Khái niệm chung :
– Trong Công nghệ sản xuất thực phẩm thực phẩm, nguyên liệu đa dạng về chủng loại, kích cỡ, thành phần khác nhau .Trong quá trình thu hoạch bị lẫn nhiều tạp chất. Do đó, để đảm bảo các điều kiện công nghệ chế biếnđảm bảo chất lượng thành phẩm, giá trị cảm quan v..v, nguyên liệu trước khi chế biến cần phải qua khâu làm sạch và phân loại
Mục ñích của quá trình phân loại :
* ðảm bảo chất lượng nguyên liệu : ðồng nhất về kích cỡ, thành phần
* Tăng thời gian bảo quản
* Thích hợp cho các công đoạn chế biến tiếp theo
Cơ sở phân loại: Cơ sở của quá trình phân loại dựa vào hình dáng, kích thước, chiều dài, tính chất khí động, tương tác bề mặt, tính chất từ tính v..vv, mỗi loại một máy riêng
Ví dụ : Phân loại màu sắc: có tế bào quang điện
Phân loại kích thước: sàng, máy chọn hạt.
Phân loại theo tương tác bề mặt
Phân loại theo khối lượng riêng : máy gằnđá
Tách tạp chất lạ : Nam châmđiện, nam châm vĩnh cửu
2.2. Phân loại theo ñặc tính hình học:
2.2.1. Khái niệm: Phân loại theo đặc tính hình học được sử dụng rất phổ biến trong các xí nghiệp lương thực ñể tách tạp chất hoặc xếp loại nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Cơ sở phương pháp này là dựa vào sự khác nhau về chiều dày, chiều rộng, chiều dài, hình dáng và tiết diện của các phân tử trong khối hạt lương thực, thành phẩm để phân loại. ðối với dạng này người ta dùng máy phân loại theo kiểu sàng.
2.2.2. Sàng:
Sàng là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất để phân loại nguyên liệu và sản phẩm trong các nhà máy chế biến bột gạo và xí nghiệp chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc . Từ “sàng ” dùng trong trường hợp lỗ phân loại có kích thước lớn và “rây” dùng trong trường hợp lỗ phân loại có kích thước nhỏ.
Việc phân loại hạt có thể tiến hành theo 2 cách:
– Phân loại kích thước từ nhỏ đến lớn (hình 2.1): Tại đậy các mặt sàng được xếp nối tiếp nhau. Mặt sàng có kích thước lỗ nhỏ được đặt trước, kích thước lỗ lớn đặt sau. Khi hỗn hợp vật liệu chuyển ñộng từ trái sang phải ta sẽ thu được sự phân loại như mong muốn.
– Phân loại kích thước từ lớn đến nhỏ (hình 2.2): Tại đậy mặt sàng được xếp song song và chồng lên nhau. Mặt sàng có kích thước lỗ lớn dặt lên trên, kích thước lỗ nhỏ đặt dưới. Khi hỗn hợp vật liệu chuyểnđộng từ trên xuống ta sẽ thu nhận được sự phân loại như mong muốn
Các bộ phận chính của sàng
Mặt sàng là bộ phận làm việc chính. Các vật liệu trên mặt sàng phải có chuyển ñộng tương ñối trên mặt sàng. Những vật liệu phải có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ sàng ñể có thể lọt xuống lỗ thì sàng quá trình phân loại mới ñược tiến hành.
Cấu tạo: Có 2 loại tấm ñục lỗ, lưới ñan và thanh ghi .
– Mặt sàng ñục lỗ: Là các tấm kim loại: thép hay ñồng, trên ñó ñục các lỗ có diện tích khác nhau: tròn, thuôn dài (vuông), tam giác. Diện tích các bề mặt tự do phải có tỉ lệ hợp lí so với tổng diện tích mặt sàng, do ñó mới ñảm bảo ñộ bền cơ khí
Tuy nhiên chiều dày tối ña của mặt sàng không vượt quá 12mm. Mặt sàng dùng ñể phân loại các vật liệu có kích thước > 5mm. Các lỗ trên mặt sàng có kích thước từ 5-80mm ñược bố trí song song hay xen kẽ nhau. Các lỗ hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
Ưu ñiểm của mặt sàng này là bền, thời gian sử dụng dài nhưng nó có nhược ñiểm là bề mặt tự do nhỏ.
Mặt sàng ñục lổ với hình dạng và kích thước khác nhau .
Trong quá trình phân loại, hỗn hợp ñược chia làm 2 phần :
– Phần lọt qua sàng gọi là cấu tử lọt sàng (CTLS)
– Phần nằm lại trên sàng gọi là cấu tử trên sàng (CTTS)
Tấm sàng ñục lổ ñược chế tạo từ là kim loại dày khoảng 0,8-1,0 mm.
Tùy theo kích thước lổ sàng người ta chia sàng thành nhiều số. Số hiệu của sàng lỗ ñột là số tương ứng với kích thước lỗ sàng ( tính bằng mm) nhân với 10.
Thí dụ: Sàng ñột lỗ thuôn dài, chiều rộng lỗ 1,75mm thì mang số hiệu 17,5 (No 17,5).
– Mặt sàng ñan( hình 2.3): Dùng các sợi vải, sợi kim loại, sợi lụa hoặc sợi nhựa tổng hợp ñan lại với nhau theo một kích thước nhất ñịnh. Mặt sàng bằng sợi kim loại ñược ñan thành các lỗ dạng vuông hoặc chữ nhật kích thước cạnh lỗ từ 5mm ñến 0,4mm. Ưu ñiểm của loại mặt sàng này là có bề mặt tự do lớn nhưng nhược ñiểm là không bền.
Số hiệu của mặt lưới sàng ñan bằng sợi kim loại là số tương ứng với kích thước cạnh lỗ sàng tính bằng mm
Ví dụ : ðối với sàng lổ vuông cạnh D = 0,4 mm mang số hiệu 0.4 (No =04 )
– Rây :
ðối với sàng ñan nếu kích thước lỗ > 0,2mm gọi là mặt sàng ñan
ðối với sàng ñan nếu kích thước lỗ < 0,2 mm gọi là rây
Ở Liên Xô mặt rây lụa ñược chia làm 2 loại: Rây nhẹ và rây nặng tùy theo khối lượng 1m2 mặt rây .
Rây nặng: Có 20 con số ( từ số hiệu No 71 ñến No 280 )
Rây nhẹ có 25 con số ( từ số hiệu No 7 ñến số hiệu 76)
ðối với rây nặng số hiệu ví dụ No71 nghĩa là trong 10cm có 71 hàng lổ
ðối với rây nhẹ số hiệu No 76 nghĩa là 1cm có 76 hàng lỗ. Rây nhẹ ñể phân loại bột, rây nặng ñể phân hạt lớn hơn ví dụ : Gạo, Cám. Gần ñây rây lụa ñược thay bằng rây ñan từ sợi kapron hoặc nylon, rây ñan bằng sợi nhân tạo bền gấp 3 lần, ít hút ẩm và hầu như không làm tắc lổ rây
– Thanh ghi ( hình 2.4):
Loại này dùng ñể phân loại các loại vật liệu có kích thước lớn hơn hơn 80mm. Cấu tạo mặt sàng gồm các thanh ghi ñược ñặc theo chiều dọc sang, khe hở giữa chúng bằng kích thước vật liệu lọt qua sàng.
Kích thước của thanh ghi ñược chọn phụ thuộc kích thước của sản phẩm chưa sàng. Với H = d và B = (0,2-0,3) d. Các cạnh nghiêng có góc nghiêng khoảng 6-100
Chú ý lắp đặt phần chiều rộng thanh ghi có kích thước nhỏ hơn luôn luôn quay xuống dưới .
2.2.3. Phân loại các máy sàng
a.Theo cấu tạo của bộ phận làm việc : Máy sàng chia làm 2 nhóm .
– Mặt sàng phẳng: ðược dùng phổ biến nhất vì có hệ số sử dụng bề mặt làm việc của lưới cao nhất. Có 3 loại : Máy sàng có lưới chuyển động tịnh tiến qua lại, áy sàng có lưới chuyển động tròn, máy sàng có máy chuyển động rung (hình 2.5)
– Mặt sàng hình trụ: ðể kiểm tra phế liệu của hạt.
b. Theo điều kiện sử dụng : Sàng cố định Sàng lưu ñộng
c. Theo số lượng mặt sàng: Sàng đơn Sàng kép
d. Theo hình thức dẫn động :
Máy sàng dao động quán tính
Máy sàng dao động bằng cơ cấu lệch tâm .
Máy sàng dẫn ñộng bằng tay quay thanh truyền
e.Theo vật liệu cần sàng:
Máy sàng tạp: Dùng để tách tạp chất.
Máy sàng phân loại: ðể phân riêng các thành phần hạt có kích thước và chất lượng khác nhau.
2.2.4. Máy sàng có mặt sàng phẳng chuyển động tính tiến qua lại :ðược dùng phổ biến nhất điển hình là máy sàng phân loại bằng lưới sàng và không khí .
Cấu tạo: Hình 2.6 là cấu tạo của một máy sàng phân loại bằng lưới sàng và không khí dùng ñể làm sạch và phần riêng hạt. Theo chiều cao của máy có thể chia thành 3 phần:
– Vùng phân loại bằng không khí làm sạch hạt .
– Thùng sàng ñể phân hạt theo ñộ lớn thành 3 phần hạt riêng biệt .
-Vùng phân loại bằng không khí chia từng hạt theo ñộ lớn thành các phần riêng theo tính chất khí ñộng học .
Nguyên tắc làm việc: Hạt để vào buồng 1, quạt 2 hút không khí kéo sản phẩm vào ống 3 và cuốn theo các hỗn hợp nhẹ đối với khí động lực. Những hỗn hợp này được lắng vào buồng 4 và từđấy chúng được tách ra khỏi máy. Không khí sạch ở buồng 4 được quạt thổi vào lần thứ 2 để làm sạch hạt. Như vậy quạt làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn kín của dòng không khí.
Ở thùng sàng 5 khối hạt ñược phân ra một số thành phần hạt khác nhau theo chiều rộng và chiều dày của hạt. Tất cả ñể vào những ngăn khác nhau của vùng phân loại bằng không khí ở phía dưới. Quạt 6 hút không khí qua lớp sản phẩm ñang trượt theo mặt phẳng nghiêng 7. Tương ứng với các vận tốc của không khí khác nhau tại những ngăn riêng của buồng lạnh, có các hỗn hợp khoang, hạt bẩn, hạt sạch và hỗn hợp nhẹ ñược lắng xuống
2.2.5. Máy sàng rung .
Mục ñích sử dụng :
– Phân loại nguyên liệu
– Vận chuyển vật liệu
– Làm tơi và nguội vật liệu
Phân loại: Có 2 cơ cấu gây rung động cho máy sàng rung
– ðĩa có gắn đối trong .
– Cơ cấu lệch tâm
* ðĩa có gắn ñối trong: ðược gắn trên trục dẫn ñộng của máy. Khi trục quay các ñĩa này gây nên các lực quán tính làm cho thùng sàng chuyển ñộng theo các hướng khác nhau.
Hình 2.6 là sơ ñồ của một máy sàng rung. Cơ cấu gây rung ñộng là ñĩa có gắn ñối trọng.Ở lưới trên, các tập chất lớn ñược tách ra, còn ở lưới dưới là các tạp chất nhỏ Thùng sàng 1 có gắn lưới sàng tựạ trên bốn lò xo xoắn thẳng ñứng 2,3. Các chi tiết ñể lắp ghép các lò xo với thùng sàng, cho phép ñiều chỉnh mức ñộ kéo căng của chúng. Tại trọng tâm của thùng sàng có trục 4 trên ñó có gắn ñối trong 5. Khi trục mang ñối trọng quay thì trọng tâm của thùng sàng chuyển dịch tương ñối với trọng tâm của toàn hệ, còn trọng tâm của toàn hệ thì ñứng yên .
* Cơ cấu lệch tâm: Trục lệch tâm của máy được tựa trên các gối đỡ. Các gối đỡ này lại được gắn vào thùng sàng. Khi máy làm việc thùng sàng sẽ thực hiện chuyển động rung nhờ sự quay của trục lệch tâm.
Sơ ñồ cấu tạo máy sàng rung cơ cấu lệch tâm ñược trình bày trên hình 2.7
Máy gồm có khung sàng 3 ñược ñỡ bằng hệ thống lò xo gắn trên bệ máy 1. Trên khung sàng 3 còn gắn ổ ñỡ của trục lệch tâm 6. Phía ngoài trục lệch tâm 6, người ta bố trí hai ñĩa 5 mà vành của nó có gắn hai ñối trọng. Với cách lắp này, có thể ñiều chỉnh biên ñộ dao ñộng của sàng. Trục lệch tâm nhận truyền ñộng quay qua bánh ñai dẫn ñộng 7 từ ñộng cơ vào. Trên khung sàng có thể ñặt 1,2 hay nhiều lưới sàng 8 tùy theo yêu cầu phân loại
Tính toán :
Năng suất của máy sàng rung
Xácđịnh theo công thức
Q = Bq , kg/h
Trong ñó : B – Chiều rộng của mặt sàng, cm
q – Tải lượng riêng của mặt sàng kg/cm giờ
2.3. Phân loại theo những tính chất khí động học
Trong các xí nghiệp chế biến bột, gạo và thức ăn hỗn hợp cho gia súc thường dùng khá phổ biến các thiết bị phân loại hỗn hợp bằng dòng không khí. ðó là phân loại bằng sức gió, dựa vào tính chất khí ñộng học của các cấu tử ñể phân chia thành các phần khác nhau.
Những tính chất khí ñộng học của phân tử phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, khối lượng, trạng thái bề mặt của phân tử, vị trí của phân tử trong dòng không khí và cuối cùng là trạng thái của không khí.. Khả năng chống lại sức ñẩy của dòng không khí gọi là ñộ cản gió của phân tử.
Nếu các phân tử có ñộ cản gió khác nhau thì vận tốc của chúng khác nhau. Dựa vào sự khác nhau ñó có thể phân loại hỗn hợp . Ở nước ta, Trung Quốc, Nhật Bản .v..v. còn dùng quạt hòm ñể tách các tạp chất nhẹ và nặng trong khối lương thực dựa vào nguyên tắc phân loại theo tính chất khí ñọng học trên (hình 2.8).
2.4. Phân loại theo tỉ trọng.
Ở các nhà máy chế biến gạo, bột và thức ăn gia súc thì quá trình làm sạch và các tạp chất nặng như: đá, sỏi, đất viên, mảnh thủy tinh v..v. rất quan trọng . Chúng có kích thước gần bằng kích thước của hạt nên không thể phân loại bằng sàng .Do đó phải phân loại về sự khác nhau về tỉ trọng . Nếu các cấu tử trong hỗn hợp cần phân loại có sự khác nhau rõ rệt về tỉ trọng thì càng dể dàng phân riêng ra .
Máy tách tạp chất ñá sỏi dựa trên nguyên tắc phân loại theo tỉ trọng. Sơ ñồ quá trình công tác của máy tách ñã ñược giới thiệu ở hình 2.9 Ở một số nhà máy, còn dùng phổ biến loại máy tách ñá kiểu Grigorovic. Bộ phận công tác chính của máy tách ñá này là những ñĩa trộn hình côn .Khi máy chuyển ñộng lắc tròn, dưới tác dụng của lực li tâm quán tính, hạt chuyển ñộng lên phía trên của ñĩa hình chóp, còn ñá sỏi chuyển ñộng xuống dưới ( hình 2.10).
2.5. Phân loại theo từ tính .
2.5.1 Khái niệm:
Các nguyên liệu thành phẩm đưa vào nhà máy thường có lẩn tạp chất kim loại, nhất là sắt, do quá trình thu hái, vận chuyển hoặc lúc làm sạch . Tạp chất sắt có thể làm hỏng bộ phận công tác của máy (cọ bề mặt trục nghiền, máy xay,v..v..) và có thể bật tia lửa – gây hỏa hoạn . Do đó làm sạch tạp chất sắt là một khâu có ý nghĩa quan trọng của quá trình sản xuất. Các loại tạp chất sắt, gang, niken đều có thể dùng nam châm để tách ra được .
2.5.2 Thiết bị
Dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện ñể tách các tạp chất sắt (hình 2.11, hình 2.12) .Thiết bị phân loại bằng từ tính gồm: Nhiều thỏi nam châm ghép lại, cực nam châm bố trí trên mặt phẳng nghiêng mà sản phẩm chạy qua. Sản phẩm chạy qua nam châm thành lớp mỏng với vận tốc không lớn lắm đủ để nam châm hút lại các tạp chất sắt. Sau một thời gian làm việc cần làm sạch bề mặt nam châm. đối với nam châm vĩnh cửu phải đảm bảo lực hút khoảng 12 kG. Lớp nguyên liệu chảy qua nam châm không được quá dày.
2.7. Các máy phân loại khác :
Máy phân loại dựa theo chiều dài hạt: (Máy chọn hạt)
2.7.1. Mục đích:
– ðể phần riêng các sản phẩm thực phẩm rời xa hoặc tách các tạp chất theo chiều dài hạt (như ép dầu, men …).
– Chọn hạt giống tác các tạp chất rơm rạ tách các tạp chất ngắn như: sạn, cát, tấm tách gạo ñã xay ra khỏi thóc .v.v…
2.7.2. Phân loại: có 2 loại
– Máy chọn hạt kiểu trụ.
– Máy chọn hạt kiểu ñĩa.
2.7.3. Máy chọn hạt kiểu hình trụ(hình 2.13a, hình 2.14)
Cấu tạo : Máy gồm ống trụ bằng thép 1 (vỏ thùng), bề mặt bên trong của vỏ thùng có những lỗ tổ ong 2 và vít tải 3, đặt trong máng 4 . Ống trụ được chế tạo bằng thép tấm, những lỗ tổ ong có đường kính > 3mm thực hiện bằng phay các tấm thép hoặc kẽm. Nguyên tắc làm việc: Khi ống trụ quay thì những hạt riêng lẻ rơi vào các tổ ong, những hạt này cùng quay với ống trụ 1 góc nào ñó rồi rơi xuống. Hạt ngắn được lọt vào trong lỗ tổ ong sâu hơn hạt dài. Vì vậy khi ống trụ quay, các hạt ngắn rơi xuống muộn hơn rơi vào máng và được tháo ra bằng vít tải . Những hạt dài trược theo bề mặt bên trong của vỏ thùng dọc theo chiều dài của thùng. Mức độ phân riêng hỗn hợp hạt trên phụ thuộc vào tâm đất mặt cạnh trên 5 của máng 4.
2.7.4.Máy chọn hạt kiểu ñĩa (hình 2.13.b):
Cấu tạo và nguyên tắc làm việc: Các lỗ tổ ong 7 nằm trên bề mặt đĩa gang quay 8. Khi đĩa quay các hạt ngắn rơi vào bên trong các lỗ tổ, sau đó rơi xuống máng 6 và được tháo ra khỏi máy .Còn hạt dài trượt theo chiều nghiêng của máy.