CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG
1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
Trong các nhà máy thực phẩm, quá trình định lượng nguyên liệu, định lượng vật liệu bổ sung và thành phẩm có ý nghĩa lớn để đảm bảo năng suất và hiệu suất sản xuất cũng như mọi chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. đối tượng định lượng rất đa dạng và phong phú như: dạng rời, lỏng ít nhớt, lỏng nhớt, đậm đặc, dẻo, nhão, quánh. Do đó, tùy theo cấu tạo và tính chất của sản phẩm cần định lượng mà có các phương pháp và các thiết bị định lượng khác nhau.
Các máy định lượng thường được lắp ngay dưới boong ke chứa, đặt trước các máy và thiết bị chế biến hoặc các máy trộn v.v…
2. PHÂN LOẠI
2.1.Theo nguyên tắc định lượng:
– Máy định lượng theo thể tích: Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng nhưng mức độ chính xác thấp
– Máy định lượng theo trọng lượng: Kết cấu phức tạp, giá thành cao nhưng mức độ chính xác cao
Phương pháp định lượng thể tích có sai số từ 2-3% nên chỉ áp dụng khi đo lường sơ bộ. Phương pháp định lượng theo khối lượng có sai số định lượng thấp khoảng 0,1% nên được áp dụng khi cần đo lường chính xác các cấu tử của hốn hợp.
2.2. Theo phương thức làm việc.
– Máy định lượng liên tục
– Máy định lượng gián đoạn (từng mẻ)
2.3. Theo tính chất vật liệu.
– Máy định lượng vật liệu rời
– Máy định lượng vật liệu dẻo
– Máy định lượng vật liệu lỏng.
3. CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG VẬT LIỆU RỜI.
ðể định lượng vật liệu rời hay là các sản phẩm hạt, người ta dùng các máy định lượng thể tích và trọng lượng, định lượng liên tục và từng phần. Phương pháp định lượng theo thể tích có sai số lớn hơn nhưng kết cấu máy đơn giản hơn, sai số nằm trong giới hạn cho phép nên vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều dây chuyền sản xuất.
Những máy định lượng cấp liệu liên tục thường gặp là loại thùng, đĩa, vít tải, băng tải, máy lắc, pittông, rung lắc và dao động cũng như loại trọng lượng làm việc tự động và nửa tự động.