1/ Chọn số máy biến áp trong trạm biến áp
Chọn số máy biến áp và công suất máy ở trong một trạm phải căn cứ vào việc so sánh vài ba phương án về mặt kinh tế và kỹ thuật để rút ra phương án tốt nhất. Trong phạm vi chương này ta không đề cập tới. Dưới đây chỉ nêu lên một số qui tắc chung cần nắm vững khi chọn máy biến áp.
- Nói chung các trạm chỉ có một máy biến áp thì sơ đồ trạm sẽ đơn giản, vốn đầu tư xây dựng trạm ít. Nhưng nếu các trạm hạ áp có điện áp thứ cấp là 220 / 380V thì không nên chọn máy biến áp có công suất quá 1000 KVA. Nếu điện áp thứ cấp là 660 V thì không nên chọn máy có công suất quá 1800 KVA.
- Trường hợp có các phụ tải yêu cầu phải liên tục cung cấp điện (phụ tải loại 1), nhất thiết ta phải chọn từ hai máy biến áp trở lên. Công suất máy biến áp phải chọn sao cho khi một máy nghỉ, máy còn lại vẫn bảo đảm cung cấp điện cho các phụ tải loại 1, với điều kiện cho phép máy chạy quá tải.
- Những trường hợp khi phụ tải của trạm biến thiên rất nhiều trong một ngày hoặc một năm, hoặc khi cần tính tới khả năng phát triển sau này, hoặc khi điều kiện vận chuyển rất khó khăn… thì hợp lý nhất là chọn từ hai máy biến áp trở lên.
- Máy biến áp phải chọn sao cho ở phụ tải định mức, máy chỉ làm việc với công suất bằng 60 – 80% công suất định mức của máy. Lúc đó máy sẽ làm việc kinh tế nhất.
Ở nước ta, trừ các xí nghiệp và công trường lớn ra, nói chung các xí nghiệp địa phương, công nông trường, hợp tác xã… thường đều yêu cầu công suất trạm biến áp không quá 320 KVA. Lúc đó hợp lý nhất ta nên chọn một máy biến áp. Công suất biểu kiến định mức Sđm của máy biến áp chọn sao cho:
2/ Vị trí đặt trạm biến áp
Trước khi chọn địa điểm đặt trạm biến áp, người cán bộ thiết kế phải nắm được sự liên quan giữa điện áp, công suất và chiều dài dẫn điện. Nói chung điện áp càng thấp, phụ tải càng lớn thì khoảng cách dẫn điện càng ngắn. Ba yếu tố này phải phối hợp với nhau như thế nào để cho điện áp rơi trên đường dây dẫn điện tới phụ tải không vượt quá tri sô” cho phép, đồng thời bảo đảm mạng điện vận hành được kinh tế nhất, vốn đầu tư xây dựng mạng điện ít nhất. Bảng 5.3 sau đây cho phép ta hình dung được sự liên quan giữa điện áp, công suất và chiều dài dẫn điện của đường dây có điện áp dưới 1000V.
Bảng 5.3. Phạm vi ứng dụng các điện áp dưới 1000V
|
380 | Dưới 1020
30 50 75-100 |
300 – 500200
100 – 200 50 -200 30-100 |
660 | 10 | 600 – 1000 |
20-50 | 300 – 1000 | |
75-100 | 200 – 1000 | |
150 – 400 | 30 – 1000 |
Ở nước ta, các mạng điện hạ áp cung cấp cho các xí nghiệp công nông trường, hợp tác xã, khu dân cư… đều có điện áp 220 / 380V. Với điện áp này, khoảng cách dẫn điện từ trạm biến áp tới các phụ tải động lực (động cơ điện) nói chung không nên vượt quá 400 – 500 m, còn tới các phụ tải chiếu sáng thì không nên vượt quá 1000 m.
Như vậy, khi đã biết sự phân bố của các phụ tải ta có thể sơ bộ xác định địa điểm đặt trạm sao cho khoảng cách dẫn điện từ trạm tới các phụ tải không vượt quá giới hạn trên. Nếu xét thấy cần thiết có thể đặt hai trạm cung cấp riêng cho hai nhóm phụ tải (ví dụ các phụ tải phân bố chạy trên một đường quá dài ta có«thể đặt hai trạm biến áp ở