1/ Ghép bằng hàn là gì?
1.1/ Khái niệm
Hàn là quá trình ghép ccs chi tiết bằng phương pháp làm nóng chảy cục bộ để dính kết các chi tiết lại với nhau. Phần kim loại nóng chảy sau khi nguội sẽ tạo thành mối hàn.
Phương pháp hàn có nhiều ưu điểm như: tốn ít kim loại, công nghệ đơn giản, tốn ít thời gian, khối lượng giảm, mối ghép chắc. Phương pháp hàn chủ yếu là hàn hồ quang và hàn hơi.
Căn cứ vào cách ghép các chi tiết, mối hàn được chia làm các loại sau:
1.2/ Mối hàn ghép đối đỉnh
Kí hiệu Đ, hai chi tiết ghép đối đầu với nhau, mối hàn hình thành giữa hai mép vát đầu của hai chi tiết. Mối hàn này thường dùng trong ngành chế tạo máy như: vỏ tàu, thùng chứa.
1.3/ Mối hàn ghép chữ T
Kí hiệu là chữ T. Hai chi tiết ghép với nha thành hình chữ T, mối hàn hình thành phía trong góc giữa hai chi tiết, có thể lả một phía hoặc hai phía. Mối hàn dùng để ghép thành dầm cầu trục .. Xem hình 8.29 về kết cấu mối hàn chư T
1.4/ Mối hàn ghép góc
Kí hiệu là G, hai chi tiết ghép với nhau tạo thành một góc ( thường là góc vuông), mối hàn hình thành ở góc giữa chi tiết. Mối hàn này thường dùng để ghép vỏ máy, giá đỡ, gân chịu lực, mặt bích. Hình 8.30 thể hiện mối hàn góc
1.5/ Mối hàn ghép trục
Kí hiệu là C. Hai chi tiết ghép chập với nhau, mối hàn hình thành ở mép đầu chi tiết, có thể là một phía hay hai phía. Mối hàn này thường dùng ghép các tấm, thanh. Xem hình 8.31 dưới đây
2/ Cách biểu diễn mối hàn
2.1/ Hình biểu diễn các mối hàn
Không phân biệt theo phương pháp hàn mà người ta vẽ quy ước các mối hàn như sau:
- Mối hàn thấy: Được vẽ bằng nét liền đậm
- Mối hàn khuất: Vẽ bằng nét đứt ( giống như nét khuất)
- Các mối hàn đính ( hàn theo điểm riêng biệt) được ký hiệu bằng dấu +, không vẽ cho các điểm hàn bị khuất.
Trên các hình cắt mối hàn được vẽ được vẽ đường bao bằng nét liền đậm. Các phần tử nằm trong mối hàn được vẽ bằng nét liền mảnh.
2.2/ Kí hiệu quy ước mối hàn trên bản vẽ
Quy ước mối hàn được ghi trên giá ngang của đường gióng đối với mối hàn thấy, và dưới giá ngang của đường gióng đối với mối hàn khuất
Nhám bề mặt của mối hàn được ghi sau kí hiệu quy ước của mối hàn, hoặc ghi trong yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
Nếu bản vẽ có nhiều mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi kí hiệu cho một mối hàn, các mối hàn khác cùng số thứ tự.
Xem các ví dụ sau:
Trong đó:
- Kí hiệu tiêu chuẩn mối hàn và các cấu trúc mối hàn.
- Kí hiệu bằng chữ và số mối hàn tiêu chuẩn.
- Kí hiệu phương pháp hàn.
- Dấu và kích thước cạnh theo tiêu chuẩn của mối hàn.
- Ghi kích thước chiều dài đoạn hàn đối với mối hàn đứt quãng.
- Dấu hiệu phụ
- Dấu hiệu phụ của mối hàn theo đường bao khép kín hay lắp.
Các dấu hiệu phụ của mối hàn được quy định theo các tiêu chuẩn như trong bảng 8.2 sau.