1.1 Khái niệm về dập tấm
Quá trình công nghệ là toàn bộ các tác động trực tiếp làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất và trạng thái của phôi ban đầu để đạt được mục đích nào đó. Quá trình công nghệ bao gồm những nguyên công và được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Dập tấm là một phần của quá trình công nghệ bao gồm nhiều nguyên công công nghệ khác nhau nhằm làm biến dạng kim loại tấm để nhận được các chi tiết có hình dạng và kích thước cần thiết với sự thay đổi không đáng kể chiều dày của vật liệu và không có phế liệu dạng phôi.
Dập tấm thường được thực hiện với phôi ở trạng thái nguội (nên còn được gọi là dập nguội) khi chiều dày của phôi nhỏ (thường S<4 mm) hoặc có thể phải dập với phôi ở trạng thái nóng khi chiều dày vật liệu lớn.
Nguyên công là một phần của quá trình công nghệ được thực hiện bời một hay một số công nhân ở một vị trí nhất định trên máy bao gồm toàn bộ những tác động liên quan để gia công phôi đã cho.
Ví dụ : cắt hình ,đột lỗ, dập vuốt, uốn …
Khi dập, nguyên công có thể chia thành các bước và bước có thể bao gồm một số động tác.
Động tác là những tác động có mục đích và quy luật của công nhân (chẳng hạn đưa phôi đến vị trí khuôn, đặt phôi vào khuôn cho khuôn làm việc…)
Ưu điểm của sản xuất dập tấm :
– Có thể thực hiện những công việc phức tạp bằng những động tác đơn giản của thiết bị và khuôn.
– Có thể chế tạo những chi tiết rất phức tạp mà các phương pháp gia công kim loại khác không thể hoặc rất khó khăn.
– Độ chính xác của các chi tiết dập tấm tương đối cao, đảm bảo lắp lẫn tốt, không cần qua gia công cơ.
– Kết cấu của chi tiết dập tấm cứng vững, bền nhẹ, mức độ hao phí kim loại không lớn.
– Tiết kiệm được nguyên vật liệu, thuận lợi cho quá trình cơ khí hóa và tự động hóa do đó năng suất lao động cao, hạ giá thành sản phẩm.
– Quá trình thao tác đơn giản, không cần thợ bậc cao do đó giảm chi phí đào tạo và quỹ lương.
– Dạng sản xuất thường là loạt lớn và hàng khối do đó hạ giá thành sản phẩm.
– Tận dụng được phế liệu, hệ số sử dụng vật liệu cao.
PHỤ LỤC:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DẬP TẤM
1.1 Khái niệm về dập tấm…………………………………………….2
1.2 Khái niệm phương pháp dập vuốt……………………………..7
1.3 Các phương pháp chống nhăn trong dập vuốt sâu……..9
1.3.1 Hiện tượng nhăn trong dập vuốt sâu……………………….12
1.3.2 Các phương pháp chống nhăn ở vùng vuốt sâu……….13
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT BIẾN DẠNG DẺO KIM LOẠI
2.1 Khái niệm………………………………………………………………….14
2.2 Các hiện tượng xảy ra khi biến dạng dẻo………………………15
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính dẻo của kim loại…..16
2.4 Ảnh hưởng của biến dạng dẻo đến tính chất và tổ chức của kim loại…….17
2.5 Các định luật cơ bản áp dụng khi gia công bằng áp lực….19
2.6 Lý thuyết ứng suất………………………………………………….22
2.7 Điều kiện dẻo và định luật chảy dẻo…………………………….30
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT DYNAFORM
3.1 Lý thuyết tiếp xúc – va chạm……………………………………..43
3.2 Phương pháp tính toán nội suy………………………………………51
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ BỒN RỬA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA DYNAFORM
4.1 Nghiên cứu thị trường…………………………………………………….52
4.2 Thiết kế sản phẩm………………………………………………………66
4.3 Thiết kế khuôn và tiến hành mô phỏng……………………….90
4.4 Mô phỏng gia công chế tạo bề mặt khuôn dập vuốt………97
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Link tải: