Panme là gì
Vi kế (panme) là những dụng cụ đo chính xác ở đơn vị phần nghìn của inch.
Về cơ bản có bốn loại vi kế:
Vi kế để đo bên ngoài
Vi kế để đo bên trong
Thước đo ống lồng
Vi kế đo độ dày
Panme theo hệ mét
Trong hình 82 là ống lót và măng-xông của vi kế hệ mét được dùng để đo phần trăm của milimét, Vi kế này có những vạch 0,5 mm.
Sự di chuyển của măng-xông trên ống lót được giới hạn trong 25mm. Một vòng xoay của măng-xông là 0,5 mm. Vị trí của măng-xông so với ống lót được dùng để đọc chỉ số đo.
Thang độ trên vi kế hệ mét cũng giống với các vi kế khác ngoại trừ việc được tính theo milimét thay vì inch
Những vạch ngang nằm phía dưới đường quy Chiếu trong hình 82 cho biết khoảng cách mà măng-xông di chuyển trong, hoặc là 0,5 mm giữa hai vạch. Cứ mỗi mười vạch được đánh số là 5, 10, 15… có nghĩa là 5, 10, 15 mm.. măng-xông được đánh dấu và phân thành 50 khoảng đều nhau. Cứ mỗi lần khoảng cách giữa hai vạch trên măng- xông đi ngang qua trục quy chiếu, trục chính sẽ di chuyển 1/100 mm (0,01 mm). Cứ mỗi 5 vạch trên măng-xông được đánh dấu là 5, 10, 15, 20…
Sau đây là ví dụ về đọc chỉ số theo hình 82.
Chỉ số lớn nhất có thể thây được trên vạch của ống lót là 5, tương đương 5,0mm.
Số vạch có thể thây được sau con số lớn nhất trên ống lót là 3, tương đương 1,5 mm.
Vạch trên măng-xông thẳng hàng với trục quy chiếu là
Tương đương 0,11 mm.
Tổng số là 6,61 mm.
Nếu vạch trên măng-xông không thẳng hàng với trục quy chiếu, dùng trị số gần nhất, hoặc ước lượng phân số phần trăm trên vạch của măng-xông dưới đường quy chiếu.
Nếu muốn đo chính xác hơn, dùng vi kế thang du xích (Hình 83). Vi kế loại này có thang du xích trên ống lót chia các đơn vị phần trăm trên măng-xông thành 10 dâu cho phép đo đến 1/1000 mm.
Hình 83 – Vi kế theo hệ mét có thang du xích
Lấy trị số trên vạch của măng-xông nằm dưới đường quy chiếu và cộng thêm chỉ số từ thang du xích. Để đọc chỉ số của thang du xích, xem dọc theo rìa của măng-xông và tìm vạch của thang du xích và măng-xông trùng nhau. Ví dụ, nếu số 2 trên thang du xích trùng với vạch trên măng- xông, vậy trị số thang du xích 0,0002.
Sau đây là ví dụ về đọc chỉ số theo hình 83.
Chỉ số lớn nhất có thể thây được trên vạch của ống lót là 0, tương đương 0 mm.
Số vạch có thể thấy được sau con sô” lớn nhất trên ống lót là 7, tương đương 3,5 mm.
Vạch trên măng-xông dưới trục quy chiếu là 3, tương đương 0,03 mm.
Vạch của thang du xích trùng với vạch của măng-xông là 4, tương đương 0,004 mm.
Tổng số là 3,534 mm.
Vi kế đo ngoài (Hình 78) được dùng để đo kích cỡ của các bộ phận (độ dày, đường kính, v.v.) một cách chính xác đến từng phần nhỏ của inch.
Cách sử dụng: Trước khi đo bộ phận phải xác định loại vi kế cần dùng. Kích cỡ vi kế được xác định theo khoảng cách từ cái đe đến trục chính khi măng-xông được vặn đến cả hai vị trí số 0 của ống lót. Vi kế từ 1 đến 2 inch (25 đến 50 mm) luôn có khoảng từ đe đến trục chính tối thiểu là 1 inch và tối đa là 2 Inch. Loại này không thể dùng để đo bộ phận dày chưa đến 1 inch (25mm).
Sau khi chọn đúng loại vi kế, mở vi kế rộng hơn độ dày của bộ phận cần đo. Một tay giữ vi kế, một tay giữ bộ phận cần đo.
LƯU Ý: Có thể dùng một tay hoặc hai tay để giữ vi kế.
Xoay nhẹ măng-xông bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ cho đến khi đe và trục chính tiếp xúc với bộ phận cần đo (Hình 79). Nếu vi kế có gắn chốt dừng, xoay chốt này cho đến khi nghe được ít nhất hai tiếng “click”.
Một số vi kế không có chốt dừng; trong trường hợp đó phải luyện “cảm giác” để xác định được lực tiếp xúc thích hợp do trục chính tạo ra.
Hình 79 – Cách sử dụng đúng vi kế đo ngoài
ĐIÊU QUAN TRỌNG: Không xiết quá chặt trục chính đến mức mà bộ phận cần đo không thể xê dịch được giữa đe và trục chính.
Không kéo trượt về kế trên bề mặt bộ phận cần đo vì như thế sẽ làm hỏng bề mặt của đe và trục chính.
Nếu có thể, để có được chỉ số đo chính xác hơn, đọc chỉ số trước khi tháo vi kế ra khỏi bộ phận cần đo. Nếu không đọc được chỉ số trước khi tháo vi kế ra khỏi bộ phận cần đo, tháo vi kế một cách cẳn thận để tránh làm sai lệch vị trí của trục chính.
Đối với những chỗ khó với, sử dụng thước cặp đo ngoài để đo chính xác hơn; sau đó chuyển sang dùng vi kế đo trong để đọc chỉ số.
Sẽ dễ đọc hiểu được thang độ trên vi kế nếu biết được câu tạo của nó. Vi kế sử dụng những ren ốc được cắt để xác định số đo. Hình 80 cho thấy phần ống lót và măng- xông của vi kế được dùng để đọ phần nghìn của inch. Vi kế này có 40 rãnh trong 1 inch được khắc trên ống lót và măng-xông. (về cấu tạo và cách sử dụng ở phần tiếp theo).
Phạm VI di chuyển của măng-xông trên ống lót được giới hạn trong một inch. Một vòng xoay măng-xông hoàn chỉnh đạt 1/40 inch hoặc 0,025 inch. Vị trí giữa măng- xông so với ống lót được dùng để đọc số đo.
Hình 80 – Thang độ trên vi kế
Đường thẳng được đánh dấu chiều dài trên ống lót gọi là đường quy chiếu (Hình 80).
Những vạch ngang trên đường này cho biết khoảng cách mà măng-xông di chuyển trong mỗi lần xoay, hoặc là 025 inch giữa hai vạch. Cứ mỗi bốn vạch được đánh số là 1, 2, 3 … có nghĩa là 0,1; 0,2; 0,3… inch. Măng-xông được đánh dấu và phân thành 25 khoảng đều nhau. Cứ mỗi lần khoảng cách giữa hai vạch trên măng-xông đi ngang qua trục quy chiếu, trục chính sẽ di chuyển 1/1000 inch (0,001 inch). Cứ mỗi 5 vạch trên măng-xông được đánh dấu là 0, 5, 10, 1 5 và 20.
Sau đây là ví dụ về đọc chỉ số theo hình 80.
Chỉ số lớn nhất có thể thấy được trên vạch của ống lót là 2, tương đương 0,2 inch.
Số vạch có thể thấy được sau con số lớn nhất trên ống lót là 1, tương đương 0,025 inch.
Vạch trên măng-xông thẳng hàng với trục quy chiếu là 21, tương đương 0,021 inch.
Tổng số là 0,246 inch.
Nếu vạch trên măng-xông không thẳng hàng với trục quy chiếu, dùng trị số gần nhất, hoặc ước lượng phân số phần nghìn trên vạch của măng-xông dưới đường quy chiếu.
Hình 81 – Vi kế với thang du xích.
Nếu muốn đo chính xác hơn, dùng vi kế thang du xích (Hình 81). Vi kế loại này có thang du xích trên ống lót chia các đơn vị phần nghìn trên măng-xông thành 10 dấu cho phép đo đến 1/10000 inch (0,0001 inch).
Lấy trị số trên vạch của măng-xông nằm dưới đường quy chiếu và cộng thêm chỉ số từ thang du xích. Để đọc chỉ số của thang du xích, xem dọc theo rìa của măng-xông và tìm vạch của thang du xích và măng-xông trùng nhau. Ví dụ, nếu số 2 trên thang du xích trùng với vạch trên măng- xông, vậy trị số thang du xích 0,0002 inch.
Sau đây là ví dụ về đọc chỉ số theo hình 81
Chỉ số lớn nhất có thể thấy được trên vạch của ống lót là 2, tương đương 0,2 inch.
Số vạch có thể thấy được sau con số lớn nhất trên ống lót là 3, tương đương 0,075 inch.
Vạch trên măng-xông dưới trục quy chiếu là 11, tương đương 0,011 inch.
Vạch của thang du xích trùng với vạch của măng-xông là 2, tương đương 0,0002 inch.
Tổng số là 0,2862 inch.
Panme đo trong
Có hai loại vi kế đo trong: 1 loại để đo đường kính nhỏ và một loại để đo đường kính lớn (Hình 84).
Cách đọc chỉ sô” của mỗi loại cũng tương tự như vi kế đo ngoài và cũng được bảo quản như vi kế đo ngoài.
ĐIỀU QUAN TRỌNG: Không được chỉnh vi kế đo trong quá chặt đến mức không thể lấy ra khỏi vật.
Đối với những vị trí khó chạm đến, sử dụng compa đo trong để đo,ễ sau đó chuyển sang vi kế đo ngoài để đọc chỉ số.
Vi kế đo độ sâu
Vi kế đo độ sâu (Hình 86) được dùng để đo độ sâu của khe hở.
Đặt đế của vi kế chắc trên mặt phẳng và vặn măng- xông xuống cho đến khi chốt chạm vào đáy khe hở. Cách đọc chỉ sô” tương tự như vi kế đo ngoài.
Khi sử dụng vi kế, phải chuyển đổi những phân số sang số thập phân tương ứng. (Xem bảng sô’ đo thập phân ở cuối sách)ệ
Hình 89 – Sử dụng vi kế do độ sâu
Vi kế đo ống
Thước đo ống lồng (Hình 85) được dùng để đo cỡ nòng hoặc khe hở. Đặt thước đo vào khoảng trống, mở thước đo đến độ thích hợp, khóa lại bằng cách vặn chuôi. Do thước đo loại này không có chỉ số đo lại cỡ của thước bằng vi kế đo ngoài.
Hình 85 – Thước đo ống lồng
Bảo quản Panme
Tránh đặt vi kế ở những nơi nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của vi kế.
Hình 87 – Kiểm tra vi kế bằng thước chuẩn
Kiểm tra định kì vi kế bằng ca-líp mẫu hoặc thước
chuẩn để đảm bảo độ chính xác (Hình 87).
Khi không sử dụng, cất vi kế trong hộp để tránh mạt giũa và bụi.
Không để vi kế bắn hoặc bị gỉ. Dùng vải thấm vài
giọt dầu máy để lau vi kế.
Đảm bảo mặt tiếp xúc của vi kế với vật cần đo luôn
sạch trước khi đo. Không dùng bất cứ vật liệu mài nào để làm sạch bề mặt tiếp xúc.
ĐlỀU QUAN TRỌNG: Nếu vô ý đánh rơi vi kế, không sử dụng lại vệi kế đó cho đến khi nó được kiểm tra lại bằng ca- líp mẫu hoặc thước chuẩn.