Mục đích của phương pháp xử lý chất thải
+ Tăng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn
+ Thu hồi vật liệu để tái sử dụng tái chế
+ Thu hồi năng lượng cũng như các sản phẩm chuyển đổi
+ Các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn theo trình tự ưu tiên
Các phương pháp cơ học gồm:
Phương pháp ép, cắt , đập, nghiền, sàng, tuyển
Các thiết bị thường sử dụng:
+ Búa đập, rất hiệu quả đối với vật liệu có đặc tính giòn- dễ gãy
+ Khoan cắt bằng thủy lực dùng để làm giảm kích thước của các vật liệu mềm hơn so với dùng búa đập.
+ Máy nghiền, có ưu điểm là di chuyển dễ dùng được, có thể sử dụng để làm giảm kích thước cho nhiều loại chất thải rắn như cây nhành cây, gốc cây, hay các loại chất thải rắn từ quá trình xây dựng
Phương pháp ép
Được sử dụng với mục đích là tăng khối lượng riêng của các loại chất thải rắn nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển
Phương pháp đập
Được sử dụng để thu sản phẩm có độ lớn chủ yếu là > 5mm. đập được áp dụng rộng rãi trong chế biến chất thải trong xử lí xỉ của nhà máy luyện kim, các đồ dùng kỹ thuật bằng nhựa đã qua quá trình sử dụng, phế thải muối mỏ và thạch cao photpho, phế liệu gỗ, một số nhựa, vật liệu xây dựng, và nhiều loại vật liệu khác
Phương pháp nghiền
Được sử dụng khi cần thu sản phẩm chất thải có độ lớn <5mm được sử dụng phổ biến trong công nghệ tái sử dụng chất thải của khai thác quặng mỏ phế liệu xây dựng xỉ của luyện kim, và nhiên liệu, phế thải của tuyển than, phế thải nhựa, quặng pirit và hàng loạt tài nguyên thứ cấp khác.
các quá trình này được ứng dụng để phân chia phế thải thành phần đoạn theo độ lớn, bao gồm phương pháp sàng hạt vật liệu và phân chia chúng dưới tác dụng của lực quán tính – trọng lực và li tâm – trọng lực
Phương pháp tuyển chất thải
+ Tuyển trọng lực: phương pháp tuyển này dưa trên vận tốc rơi trong môi trường lỏng ( hay khí) của các hạt có kích thước và khối lượng riêng khác nhau. đó là các quá trình tuyển sàng ( đãi), tuyển trong huyền phù nặng, trong dung dịch chuyển theo bề mặt nghiệng và rửa.
+ Đãi: Đãi là quá trình phân chia hạt khoảng sản theo khối lượng riêng dưới tác dụng tia nước thay đổi theo hướng thẳng đứng, đi qua máy có lưới. Đãi thường áp dụng cho vật liệu có độ lớn 0.5-100 mm đối với vật liệu không phải quặng và 0.2 – 40 mm đối với vật liệu là quặng mỏ
+Rửa: để phá vỡ các loại lớp đất sét, cát và các chất khống khác cũng như tạp chất hữu cơ trong phế thải thường sử dụng quá trình rửa. tác nhân rửa thường là nước (có thể thêm chất hoat động bề mặt). hoặc hơi nước quá nhiêt và dung môi khác.
+ Tuyển nổi: trong thực tế chế biến các dạng phế liệu riêng biệt ( như xỉ luyện kim, các thành phần bã quặng và không quặng…), người ta áp dụng phương pháp tuyển nổi. ĐỘ lớn của vật liệu được tuyển không lớn hơn 0.5 mm.
+ Tuyển từ: tuyển từ được áp dụng để tách các cấu tử có tính từ yếu và mạnh ra khỏi thành phần không nhiễm từ. Các chất có khả năng nhiễm từ mạnh là FeO, Fe2O3,…. Các oxit, hydroxit và cacbonat sắt, mangan, crom và kim loại quí là vật liệu nhiễm từ yếu. Còn các khống chất như thạch anh fenspat, canxit CaCO3 không bị nhiễm từ. vật liệu nhiễm từ yếu được tuyển trong từ trường mạnh cường độ đến 800-1600 kA/m, còn vật liệu nhiễm từ mạnh – trong từ trường yếu 70 – 160 kA/m.
Để phân riêng bằng từ trường, vật liệu phải qua xử lý sơ bộ bằng đập, nghiền, sàng khử cặn, nung ủ từ….thường tuyển từ khô cho các vật liệu có độ lớn 3-50mm, và tuyển từ ướt cho hạt nhỏ hơn 3mm.
+Tuyển điện: tuyển điện dựa trên sư khác nhau của tính dẫn điện của vật liệu khi tiếp xúc với bề mặt của điện cực. Theo tính dẫn điện, vật liệu được chia thành dẫn điện, bán dẫn, điện môi. Khi tiếp xúc với bề mặt của điện cực kim loại tích điện, nó sẽ truyền điện tích cho vật liệu, các hạt dẫn điện cực kim loại tích điện, nó sẽ truyền điện tích cho vật liệu. các hạt dẫn điện được tích điện nhiều nhất sẽ đẩy xa khỏi điện cực, còn các hạt điện môi giữ nguyên quỹ đạo của mình
—— Nguyễn Đăng Quang ———-